Bài 17 : Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Sách chân trời sáng tạo
Nhận định nào dưới đây chính xác nhất về đặc điểm của lớp vỏ địa lí?
- Giới hạn của lớp vỏ Trái Đất:
+ Là lớp vỏ cứng, độ dày từ 5 – 70km (ở lục địa).
+ Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (thứ tự các tầng đá từ ngoài vào là: trầm tích, granit, badan).
- Giới hạn của lớp vỏ Địa lí là:
+ Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.
+ Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
+ Chiều dày khoảng 30 - 35km.
=> Chiều dày lớp vỏ địa lí ở lục địa là đến hết lớp vỏ phong hóa
Như vậy, lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa (không bao gồm tầng badan, trầm tích và lớp manti) => Các ý A, B, C chưa chính xác.
- Nhận xét D: Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu là chính xác nhất.
Nhận xét nào dưới đây chính xác nhất về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lí?
- Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau. Khi một thành phần của của lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác. Như vậy, các ý B, C, D chưa chính xác.
- Nhận xét A: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau là chính xác nhất.
Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ở nước ta?
Xét lần lượt các biểu hiện
- A. Qúa trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit -> khí quyển tác động lên thổ nhưỡng quyển. Ở nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên qúa trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit.
- B. Mưa phùn vào cuối đông là do gió mùa đông bắc di chuyển qua biển, đem hơi ẩm vào gây mưa, mưa ngâu vào tháng bảy là do tác động của dải hội tụ nhiệt đới tới bề mặt địa hình và gió mùa.
- C. Các địa phương lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng => Đây không phải là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Đây là do Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục.
- D. Địa hình bờ biển Trung bộ bị chia cắt, nhiều vũng vịnh là do tác động của các dãy núi đâm sát ra biển, thềm lục địa sâu.
Lớp vỏ địa lí ( lớp vỏ cảnh quan ) bao gồm
Lớp vỏ địa lí ( lớp vỏ cảnh quan ) bao gồm các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là
Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là:
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là đáy vực thẳm đại dương
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là:
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là đáy của lớp vỏ phong hóa.
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa
Khái niệm: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là
Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
Đâu là tác động tiêu cực của con người tới các thành phần tự nhiên?
Con người chặt phá rừng bừa bãi => là tác động tiêu cực của con người tới sinh quyển, thổ nhưỡng quyển (diện tích rừng thu hẹp làm mất nơi cư trú của động vật và xói mòn sạt lở đất.
Về đặc điểm của lớp vỏ địa lí, nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?
- Giới hạn của lớp vỏ Trái Đất:
+ Là lớp vỏ cứng, độ dày từ 5 – 70km (ở lục địa).
+ Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (thứ tự các tầng đá từ ngoài vào là: trầm tích, granit, badan)
- Giới hạn của lớp vỏ Địa lí là:
+ Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.
+ Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
+ Chiều dày khoảng 30 - 35km.
=> Chiều dày lớp vỏ địa lí ở lục địa là đến hết lớp vỏ phong hóa
Như vậy, lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa (không bao gồm tầng badan, trầm tích và lớp manti)
=> Nhận xét: Tầng badan nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lí là chưa chính xác
Nhận nào dưới đây chưa chính xác về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lí?
Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.
=> Khi một thành phần của của lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác.
=> Nhận xét C: Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biển đổi là chưa chính xác
Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí:
Xét lần lượt các biểu hiện
- A. Nhiệt độ và độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phong hóa hình thành đất -> khí quyển tác động lên thổ nhưỡng quyển
- C. Rừng đầu nguồn bị mất làm cho chế độ nước sông trở nên thất thường -> sinh quyển tác động lên thủy quyển.
- D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa -> khí quyển tác động thủy quyển.
=> Các nhận xét A, C, D đều thể hiện mối quan hệ tác động giữa các quyển thành phần -> Loại.
- B. Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp là nguyên nhân hình thành gió xảy ra trong tầng khí quyển (do sự chênh lệch khí áp giữa các vùng làm cho không khí di chuyển từ vùng khí áp cao về vùng khí áp thấp ->sự di chuyển của khối không khí sinh ra gió)
=> Đây không phải là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Đâu là biểu hiện về sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển
Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất. Thổ nhưỡng quyển là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lúc địa, đặc trưng bởi độ phì đất.
- Nhiệt độ, độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn.
=> Nhiệt độ, độ ẩm là đặc trưng của khí hậu -> thuộc khí quyển; quá trình phân hủy đá và hình thành đất -> thổ nhưỡng quyển.
=> Khí quyển ảnh hưởng đến quá trình hình thành thổ nhưỡng.
Đâu là biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển?
Sinh quyển gồm toàn bộ động thực vật; thủy quyển gồm sông ngòi, ao hồ, biển, nước ngầm...
- Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.
=> Rừng cây (sinh quyển) có tác động bảo vệ nguồn nước ngầm (thủy quyển)
Ở vùng đồi núi, khi thảm thực vật rừng bị phá hủy, vào mùa mưa lượng nước chảy tràn trên mặt đất tăng lên và với cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn nhanh chóng . Trong tình huống trên, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí ?
- Thảm thực vật rừng bị phá hủy -> sinh quyển
- Nước mưa chảy nhanh và mạnh hơn làm xói mòn đất -> thủy quyển tác động lên thổ nhưỡng quyển.
=> Như vậy trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các quyển: sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.
Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao . Sông trở nên chảy xiết ,tăng cường phá hủy các lớp đất đá ở thượng lưu . Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu . Trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí ?
- Vào mùa mưa -> mưa là hiện tượng thời tiết liên quan đến khí hậu -> thuộc khí quyển.
- Mưa lớn -> làm tăng mực nước sông ngòi -> tác động đến thủy quyển.
- Nước sông chảy xiết làm phá hủy đất đá -> tác động đến thạch quyển.
- Sông vận chuyển phù sa bồi đắp nên các đồng bằng màu mỡ -> thổ nhưỡng quyển.
=> Như vậy trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các quyển: khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta nếu không được chú ý đúng mức về vấn đề môi trường, sẽ có thể làm tổn hại đến những quyển thành phần nào sau đây?
Khai thác và chế biến khoáng sản gồm các hoạt động: khai thác trực tiếp các mỏ khoáng sản lộ thiên hoặc ở lòng đất; sàng lọc chế biến khoáng sản (sàng lọc, nung đốt các mỏ quặng).
- Khai thác khoáng sản:
+ khai thác trực tiếp vào các mỏ quặng ở lòng đất -> tạo thành các hố sâu khổng lồ, đường hầm trong lòng đất -> tác động tới lớp đất đá phía dưới thuộc thạch quyển.
+ hoạt động đào sâu lòng đất đồng thời ảnh hưởng đến lớp phủ thực vật phía trên, làm thu hẹp diện tích rừng, mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, đất đai dễ bị xói mòn rửa-> tác động đến sinh quyển, thổ nhưỡng quyển.
+ con người sử dụng nguồn nước sông để sàng lọc (than, đãi vàng, quặng…) đồng thời thải ra sông ngòi các chất độc hại làm ô nhiễm sông ngòi -> tác động thủy quyển.
- Chế biến khoáng sản: Sử dụng nhiệt năng (từ than, điện) đốt cháy quặng để tinh chế thành sản phẩm sắt, thép, vàng, đồng….-> quá trình này nếu không được xử lý đúng mức sẽ thải ra môi trường nhiều khí độc hại (C02, Nitơ…) và nước thải chứa chất độc vào sông ngòi đổ ra biển => tác động đến khí quyển, thủy quyển.
=> Như vậy, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta nếu không được chú ý đúng mức về vấn đề môi trường, sẽ có thể làm tổn hại đến khí quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, thủy quyển