Bài 14 : Đất

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

Câu 1 Tự luận
Câu hỏi tự luận
Bạn chưa làm câu này

Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến:

- Địa hình: nước mưa chảy trên bề mặt dốc làm rửa trôi đất

- Đá mẹ: nhiệt độ chênh lệch làm cho các loại đá vỡ vụn, phong hoá nhanh và hình thành đất.

- Sinh vật: điều kiện khí hậu tốt, thực vật phong phú, giúp giữ đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất 

Câu 2 Tự luận
Câu hỏi tự luận
Bạn chưa làm câu này

Đặc điểm của lớp thổ nhưỡng ở các địa điểm :

- Vùng nhiệt đới ẩm: tầng đất rất dày, xuống sâu gần đá gốc.

- Vùng hoang mạc: tầng đất mỏng, nông, chủ yếu là cát

- Vùng ôn đới: tầng đất tương đối dày, đất màu mỡ

- Vùng cực: tầng đất rất mỏng, có nơi không hình thành đất.

Câu 3 Trắc nghiệm

Tại sao khu vực gần cực có tầng đất rất mỏng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

Do nhiệt độ thấp quanh năm, không làm phá huỷ đá

Do địa hình chủ yếu là băng, làm quá trình phong hoá chậm

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

Do nhiệt độ thấp quanh năm, không làm phá huỷ đá

Do địa hình chủ yếu là băng, làm quá trình phong hoá chậm

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

Do nhiệt độ thấp quanh năm, không làm phá huỷ đá

Do địa hình chủ yếu là băng, làm quá trình phong hoá chậm

Trong đá có ít nhiều lỗ hổng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước. Khi nhiệt độ hạ thấp tới 00C, nước trong khe nứt hóa băng, thể tích của nó tăng thêm, tác động lên thành khe nứt những áp lực rất lớn. Vì vậy, sau mỗi lần nước trong khe nứt hóa băng, bản thân khe nứt lại giãn thêm một ít. Nếu hiện tượng đóng băng – tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn. 

Tuy nhiên vùng cực có nhiệt độ thấp quanh năm, quá trình đóng băng xảy ra nhanh nhưng quá trình tan băng rất chậm, lớp băng tích tụ dày hàng năm khiến cho các nhân tố tự nhiên không ảnh hưởng được đến quá trình hình thành đất nên đất thường mỏng.

Câu 4 Trắc nghiệm

“ Con người tham gia vào quá trình biến đổi đất, nhưng không tham gia vào quá trình hình thành đất”. Đúng hay sai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:
Đúng
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:
Đúng
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:
Đúng

Đúng, vì các quá trình hình thành đất chịu tác động của các nhân tố đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và thời gian. Trong đó, đá mẹ là nguồn gốc hình thành đất, quyết định tính chất vật lí, hoá học của đất; khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian liên quan đến các quá trình phong hoá, rửa trôi, phá huỷ đá, cung cấp chất hữu cơ cho đất.

Con người dựa vào tài nguyên đất, chỉ góp phần làm biến đổi chúng, theo một trong hai chiều hướng tốt hơn hoặc tệ đi.

Câu 5 Trắc nghiệm

Chọn X vào các đáp án sai

Tác động nào của con người ảnh hưởng xấu đến đất?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

Trồng lúa nước nhiều vụ trên một năm

Không bón phân, không cấp nước cho đất

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

Trồng lúa nước nhiều vụ trên một năm

Không bón phân, không cấp nước cho đất

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

Trồng lúa nước nhiều vụ trên một năm

Không bón phân, không cấp nước cho đất

- Các tác động tích cực đến đất là: trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; cuốc, xới, cày, bừa đất thường xuyên; rắc phân chuồng, cho đất nghỉ, … những việc làm này nhằm bảo vệ hoặc cải tạo đất.

- Các tác động tiêu cực (ảnh hưởng xấu) đến đất là: trồng lúa nước nhiều vụ trên một năm; không bón phân, không cấp nước cho đất, …

Câu 6 Tự luận

Hãy chọn vào ô đúng hoặc sai về đất ở hoang mạc Xahara.

Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thích hợp làm nông nghiệp

Quá trình hình thành đất chậm, tầng đất mỏng và nông

Nhiều sinh vật sống trong đất, cung cấp chất hữu cơ cho đất

Câu hỏi tự luận
Bạn chưa làm câu này

Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thích hợp làm nông nghiệp

Quá trình hình thành đất chậm, tầng đất mỏng và nông

Nhiều sinh vật sống trong đất, cung cấp chất hữu cơ cho đất

Xahara là một vùng sa mạc nóng nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm rất cao, có quá trình phá huỷ đá diễn ra mạnh. Tuy nhiên, do nhiệt độ lớn, lượng mưa ít, thực vật và động vật sống trong đất gần như không tồn tại hoặc rất ít nên quá trình phong hoá diễn ra chậm. 

Quá trình phá huỷ đá do nhiệt độ không thể xuống sâu dưới lòng đất, chủ yếu ở mặt đất trên cùng nên tầng đất thường mỏng.

Với điều kiện khí hậu như vậy, đất đai ở đây thường không màu mỡ, không thích hợp làm nông nghiệp.

Câu 7 Trắc nghiệm

Nhiệt độ thấp tới 0oC có làm cho đá bị phá huỷ không?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

Có, vì khi nhiệt độ thấp, nước bị đóng băng trong các vết nứt trên đá

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

Có, vì khi nhiệt độ thấp, nước bị đóng băng trong các vết nứt trên đá

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

Có, vì khi nhiệt độ thấp, nước bị đóng băng trong các vết nứt trên đá

Khi nhiệt độ cao, đá bị nở ra vì nhiệt và rạn vứt đến khi vỡ vụn. Nhưng khi nhiệt độ thấp tới 0oC, hơi nước trong không khí bị đóng băng trong các khe nứt, thể tích của băng tăng lên làm cho các khe nứt rộng ra, làm cho đá bị phá huỷ.

Vậy khi nhiệt độ thấp tới 0oC có làm phá huỷ đá.

Câu 8 Trắc nghiệm

Tại sao đất ở những nơi mất lớp phủ thực vật thường cằn hơn nhiều so với những nơi nhiều thực vật?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

Vì thực vật có khả năng giữ cho đất cố định, không bị rửa trôi

Khi mưa lớn, thực vật làm cho nước mưa giảm tốc độ chảy

Thực vật cung cấp chất hữu cơ khiến đất màu mỡ hơn

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

Vì thực vật có khả năng giữ cho đất cố định, không bị rửa trôi

Khi mưa lớn, thực vật làm cho nước mưa giảm tốc độ chảy

Thực vật cung cấp chất hữu cơ khiến đất màu mỡ hơn

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

Vì thực vật có khả năng giữ cho đất cố định, không bị rửa trôi

Khi mưa lớn, thực vật làm cho nước mưa giảm tốc độ chảy

Thực vật cung cấp chất hữu cơ khiến đất màu mỡ hơn

Ở những nơi có lớp phủ thực vật dày, đất thường được:

- Giữ lại bởi rễ, cùng với tác động phong hoá của sinh vật, quá trình hình thành đất diễn ra nhanh, tầng đất dày.

- Không bị nước mưa rửa trôi nhiều, do khi mưa rơi xuống, tán cây, lá cây đã làm giảm tốc độ chảy của nước.

- Tàn tích của thực vật sau khi rụng (lá cây, cành cây, quả) trở thành nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất, khiến đất trở nên màu mỡ.

Ngược lại những nơi mất lớp phủ thực vật, không có những điều trên, nên đất thường cằn hơn so với nơi có lớp phủ thực vật dày.

Câu 9 Trắc nghiệm

“ Cứ những nơi càng có nhiệt độ cao, thì tầng đất ở nơi đó càng dày, đất càng màu mỡ”. Đúng hay sai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:
Sai
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:
Sai
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:
Sai

Sai, thực tế đã chứng minh, vùng nhiệt đới là nơi có nhiệt độ cao nhất trong 3 đới. Tuy nhiên, tầng đất chỉ dày ở những nơi có mưa nhiều, lớp phủ thực vật dày. Ngược lại, những nơi khô cằn, ít mưa, nghèo thực vật như hoang mạc, tầng đất rất mỏng.

Câu 10 Tự luận

Tại sao trong nông nghiệp, đất trồng dễ bị thoái hoá, bạc màu?

Do bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ

Do đất bị ô nhiễm vi sinh vật, tuyến trùng

Do lạm dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật

Câu hỏi tự luận
Bạn chưa làm câu này

Do bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ

Do đất bị ô nhiễm vi sinh vật, tuyến trùng

Do lạm dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật

Nguyên nhân khiến đất bị thoái hoá, bạc màu:

- Do bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ (Sai), phân này rất tốt cho đất, cung cấp chủ động chất dinh dưỡng an toàn cho đất.

- Do đất bị ô nhiễm vi sinh vật, tuyến trùng (Đúng), trong đất vi sinh vật có vai trò tương đối quan trọng vì chúng đảm nhiệm phân giải các chất hữu cơ trong đất. Việc sử dụng nhiều sản phẩm hoá học, làm cho nhiều loài vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt, nhiều vùng đất bị ô nhiễm các nguồn bệnh trong đất, làm suy thoái đất.

- Do lạm dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật (Đúng), vì các chất này làm cho đất bị axit hoá, dẫn đến tình trạng đất bị chua.