Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 5cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là:
- Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng với 60 km trên thực tế.
- Vậy, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 5cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là 300km (5 x 6 000 000 = 30 000 000cm).
Khi muốn phân tích khả năng phát triển thủy điện của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?
- Để phân tích khả năng phát triển thủy điện của 1 khu vực cần xem xét 2 yếu tố: mật độ sông lớn, địa hình dốc.
=> Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.
Do ảnh hưởng của lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi chuyển động theo phương nào dưới đây?
Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi chuyển động theo phương kinh tuyến. Cụ thể là ở nửa cầu Bắc, nếu nhìn theo hướng chuyển động thì vật thể sẽ lệch về bên phải còn nửa cầu Nam vật chuyển động sẽ lệch về bên trái. Lực Côriolit ảnh hưởng đến cả vật thể rắn, lỏng và khí, điển hình như các khối khí, đường đạn bay, hướng chuyển động của các dòng chảy,…
Các con sông ở Nam Bán Cầu thường bị sạt lở ở bờ nào khi nhìn từ thượng nguồn sông xuống?
Do tác động của lực coriolit (lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất) nên nếu nhìn từ thượng xuống các con sông ở Bắc Bán Cầu thường bị sạt lở ở bờ bên phải và sông ở Nam bán cầu thường sẽ bị sạt lở ở bờ bên trái.
Tại sao có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa?
Nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi trong quá trình chuyển động nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có khi nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó khiến cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mươi chưa cười đã tối”. Câu tục ngữ này chỉ đúng trong trường hợp ở bán cầu nào?
"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.
- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục Trái Đất nghiêng và hướng nghiêng không đổi, ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn). Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta: "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng".
- Vào tháng 12 (tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".
Như vậy, câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mươi chưa cười đã tối” là câu tục ngữ chỉ đúng ở bán cầu Bắc.
Tại sao trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm?
Trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm do bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên thời gian ban ngày sẽ được chiếu sáng nhiều hơn thời gian ban đêm và hiện tượng ngày đêm ở nửa cầu Nam thì ngược lại, đêm dài hơn ngày.
Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm sẽ thấy hiện tượng nào?
Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.
Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là do:
Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là do Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km, đó là khoảng cách lí tưởng cho sự sống và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
Vì sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ?
Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do Trái Đất có dạng hình cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên chỉ có một nửa được chiếu sáng và một nửa luôn nằm trong bóng tối. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn luôn phiên nhau ở tất cả mọi nơi trên Trái Đất.
Vì sao ở nước ta lại hình thành những cánh đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình?
Nguyên nhân ở nước ta hình thành những cánh đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình là do các tỉnh này chủ yếu là có địa hình đồi núi nhưng nhiều vùng đồi núi có lớp phủ thực vật yếu (do mất rừng,…) nên qua một quá trình lâu dài dưới sự tác động của ngoại lực, đặc biệt là hiện tượng xâm thực mạnh bởi dòng nước chảy xiết trên mặt địa hình nên đã hình thành các đồng bằng nhỏ hẹp giữa núi.
Do tác động của nhân tố nào dưới đây mà lại có chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi?
Hồ Lớn châu Phi hay Đại Hồ châu Phi là một chuỗi các hồ tạo thành một phần của các hồ Thung lũng đứt gãy nằm tại và xung quanh đới tách giãn Đông Phi. Chúng bao gồm hồ Victoria, hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới về diện tích bề mặt; và hồ Tanganyika, hồ lớn thứ hai thế giới về dung tích và cũng là hồ sâu thứ hai thế giới. Thuật ngữ Hồ Lớn cũng được sử dụng, nhưng ít phổ biến.
Dạng địa hình xâm thực nấm đá độc đáo trên thế giới là do tác dụng của nhân tố nào dưới đây?
Nấm đá là dạng địa hình độc đáo trên thế giới, nhất là ở các hoang mạc và sa mạc, sự hình thành dạng địa hình xâm thực nấm đá là do tác động của gió.
Đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá chủ yếu do:
Trong đá có ít nhiều lỗ hổng và khe nứt, nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước. Khi nhiệt độ hạ thấp tới 00C, nước trong khe nứt hóa băng, đồng thời thể tích của nó tăng thêm, do đó tác động lên thành khe nứt những áp lực rất lớn. Vì vậy, sau mỗi lần nước trong khe nứt hóa băng, bản thân khe nứt lại giãn thêm một ít. Nếu hiện tượng đóng băng – tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn.
Nguyên nhân chủ yếu có dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a cao đồ sộ ở châu Á là do
Theo học thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a là kết quả của sự va chạm lục địa hoặc tạo núi dọc theo ranh giới hội tụ giữa mảng Ấn Độ - Australia và mảng Âu – Á. Dải núi này được xem là núi nếp uốn.
Phong hóa lí học xảy ra mạnh ở các vùng khô, nóng chủ yếu do:
Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh là do những vùng này có sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm rất lớn (có nơi sự chênh lệch nhiệt độ hơn 300C). Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là nguyên nhân quan trọng nhất xảy ra các hiện tượng phong hóa lí học, kết quả là các đá bị nứt, vỡ thành những mảnh vụn,…
Nguyên nhân chủ yếu khiến độ dày của tầng đối lưu lớn nhất ở xích đạo là do:
Nguyên nhân chủ yếu khiến độ dày của tầng đối lưu lớn nhất ở xích đạo chủ yếu vì xích đạo là khu vực có nhiệt độ cao quanh năm nên không khí giãn nở mạnh tạo điều kiện cho các chuyển động đối lưu phát triển lên cao.
Nguyên nhân nhiệt độ trung bình năm ở khu vực Xích đạo thấp hơn khu vực chí tuyến bán cầu Bắc là do:
Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều trong khi đó vùng chí tuyến bán cầu Bắc có diện tích lục địa lớn, rất ít mưa, khí hậu khô nóng (vùng này tập trung diện tích hoang mạc, bán hoang mạc lớn nhất trên Trái Đất),…
Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là:
- Khái niệm: Quy luật địa ô là sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do:
+ Sự phân bố đất liền và biển, đại dương -> Khí hậu lục địa bị phân hóa từ đông sang tây
+ Núi chạy theo hướng kinh tuyến.
- Biểu hiện là sự thay đổi thảm thực vật theo kinh độ.
Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa do:
Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa chủ yếu là do không khí ẩm không bốc lên được kết hợp với việc tại các vùng có các đai áp cao chỉ có gió thổi đi mà không có gió thổi đến (gió thổi từ các khu áp cao về các khu áp thấp).