Hồ nào dưới đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ miệng núi lửa đã tắt?
Hồ T’nưng hay Biển Hồ hoặc hồ Ea Nueng là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14, nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng cao khoảng 800 mét so với mực nước biển. Đây là hồ nước ngọt quan trọng cấp nước cho thành phố này. Hồ có nguồn gốc hình thành từ miệng núi lửa nhưng đã tắt.
Ở đai chí tuyến bờ tây lục địa có dòng lạnh tạo cho khí hậu có đặc điểm nào sau đây?
Ở đại chí tuyến bờ tây lục địa có dòng lạnh như Ca-li-phooc-ni-a, Ben-ghê-la, Pê-ru,... tạo cho khí hậu khô hạn dễ sinh ra hoang mạc. Ví dụ: Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm là một trong những nguyên nhân hình hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri,… ở châu Phi.
Ở đai chí tuyến bờ đông lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều vì chịu ảnh hưởng của:
Ở đại chí tuyến bờ đông lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều vì ảnh hưởng các dòng biển nóng như dòng biển nóng Gơm-xtrim, Bắc Xích đạo, Đông Úc,...
Ví dụ:
- Phía Tây châu Âu chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới nên ở phía Tây châu âu sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên mưa nhiều và ấm áp hơn.
- Phía đông châu Âu do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa từ châu á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm nên ở phía đông sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc bán hoang mạc.
Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý đến:
Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý đến các thành phần của tự nhiên vì sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyền tới các thành phần khác.
Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng):
+ Sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng).
+ Địa hình (mức độ xói mòn tăng).
+ Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
Ví dụ 2: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:
+ Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy).
+ Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá).
+ Thổ nhưỡng (quá trình hình thành đất nhanh hơn).
+ Thực vật (phát triển mạnh).
Vì sao các khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn?
Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn được sử dụng cho gió mùa tại Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Có hai loại gió mùa: gió mùa đông và gió mùa hè. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.
Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên.
Như vậy, ta thấy các khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, đặc biệt là gió mùa mùa hạ thường có lượng mưa lớn vì gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem theo hơi ẩm nhiều, ẩm dày và gây mưa cho vùng nội địa, ven biển,…
Bản tin dự báo thời tiết cho biết: áp thấp nhiệt đới đã hình thành ngoài khơi biển Đông, cách vĩ tuyến 170B về phía nam là 126 hải lí. Vậy, áp thấp nhiệt đới đang ở vĩ độ:
Ta có: 1 hải lý bằng 1852m
1 vĩ độ = khoảng 111,18km
Áp thấp nhiệt đới cách vĩ tuyến 170B về phía Nam là 126 hải lý:
126×1852 = 233352 m = 233,352km
233,352 : 111,18 = 2,098 và tương đương với khoảng 2006’.
Như vậy, bản tin dự báo thời tiết cho biết: áp thấp nhiệt đới đã hình thành ngoài khơi biển Đông, cách vĩ tuyến 170Bắc về phía nam là 126 hải lí thì khi đó áp thấp nhiệt đới đang ở vĩ độ 14054´B.
Vì sao xích đạo là khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất?
Hai bên đường xích đạo là khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất là do:
- Nhiều dòng biển nóng chảy qua.
- Góc nhập xạ lớn nhất, nhận được nhiều nhiệt nhất nên nóng quanh năm, tồn tại khí áp thấp quanh năm.
- Gió tín phong hoạt động quanh năm (thổi từ 300 Bắc và Nam về xích đạo).
- Mặt khác đường xích đạo đi qua đại dương nhiều hơn lục địa nên gió tín phong đem mưa nhiều quanh năm, lượng mưa trung bình > 2000 mm/ năm.
Tại sao nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo?
Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo (ở Xích đạo là 24,50C còn ở khu vực 200 có nhiệt độ trung bình là 250C) là do bề mặt Trái Đất ở vĩ độ 200 trơ trụi, diện tích đại dương nhỏ hơn bề mặt Trái Đất ở xích đạo (khu vực xích đạo có diện tích đại dương lớn, có áp thấp và dòng biển nóng nên mưa nhiều,…).
Vì sao ở đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?
Đại dương có biện độ nhiệt nhỏ vì khả năng hấp thụ nhiệt của đại dương là nhỏ. Phần lớn nhiệt đến dại dương bị phản xạ trở lại môi trường nên lượng nhiệt hấp thụ được cũng nhỏ, Còn lục địa lươnhietjệt hấp thụ được vào bản ngày là rất lớn làm cho bề mặt lúc địa nhiệt độ tăng rất nhanh. Khi đêm về tốc độ mất nhiệt trên bề mặt lục địa cũng nhanh vì thế biên độ dao động nhiệt lớn.
Ví dụ: Ta lấy 1 thanh sắt và 1 viên gạch đun lên. Sắt hấp thụ nhiệt rất nhanh nên tỏa nhiệt cũng nhanh, viên gạch hấp thụ nhiệt chậm và kém nên tỏa nhiệt cũng chậm hơn.
Tại sao trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt?
Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
Vì sao dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn?
Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, không khí bị nén xuống, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các khu áp cao cận chí tuyến thường là những hoang mạc lớn.
Nguyên nhân quan trọng nhất ven bờ đại dương có các dòng biển nóng thường có mưa to là do
Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ đại dương nhưng vẫn là miền hoang mạc như: A-ta-ca-ma, Na-míp,...
Ở miền ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu do:
- Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào chế độ mưa của nơi đó. Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông.
- Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước,… nên mùa xuân là mùa lũ.
Các hồ có nguồn gốc kiến tạo nổi tiếng trên Thế Giới nằm trên vệt nứt của vỏ Trái Đất ở khu vực nào dưới đây?
- Các hồ có nguồn gốc kiến tạo nổi tiếng trên Thế Giới nằm trên vệt nứt của vỏ Trái Đất ở khu vực Đông Phi.
- Hồ Lớn châu Phi hay Đại Hồ châu Phi là một chuỗi các hồ tạo thành một phần của các hồ Thung lũng Đứt gãy nằm tại và xung quanh Đới tách giãn Đông Phi. Chúng bao gồm hồ Victoria, hồ Tanganyika,…
Nguyên nhân quan trọng nhất hình thành thủy triều là do:
- Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn.
- Nguyên nhân hình thành: Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân quan trọng nhất mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung Việt Nam thường lên rất nhanh?
Mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh vì:
- Miền Trung có địa hình hẹo ngang, phía Tây là dải núi cao, phía đông là đồng bằng nhỏ hẹp, nhiều dãy núi lan ra sát biển ⟹ sông ngòi ngắn, nhỏ và dốc.
- Mưa khá tập trung, mưa với lượng nước mưa lớn (do bão, dải hội tụ,...) trong thời gian ngắn (do địa hình).
Tại sao Biển Đỏ có nồng độ muối lớn hơn so với mực trung bình các biển, đại dương trên thế giới?
- Biển Đỏ là một hồ nước mặn có độ mặn cao nhất trên thế giới. Đây là khu vực chứa nước bị hãm kín, nó nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Biển Đỏ không có sự sống, do nước ở đây quá mặn, hàm lượng muối 33% với độ mặn này, con người có thể nằm trên mặt nước biển mà không bao giờ bị chìm.
- Biển Đỏ có nồng độ muối lớn chủ yếu do Biển Đỏ nằm ở vùng khí hậu khô nóng quanh năm nên có độ bốc hơi mạnh, trong khi đó nguồn cung cấp nước lại không nhiều.
Tại sao từ độ sâu trên 3000m nhiệt độ nước biển gần như không thay đổi?
Nhiệt độ nước biển giảm dần theo độ sâu, càng xuống sâu nhiệt độ càng giảm nhanh. Do nhiệt độ nước biển cũng phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời…
Từ độ sâu trên 3000m nước biển khá đồng nhất, có nhiệt độ gần như không thay đổi chủ yếu do nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực lắng xuống và trôi đến.
Đâu là ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?
- Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
- Ví dụ: con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi.
Như vậy, Con người đã chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác và từ lục địa này sang lục địa khác.
Vì sao thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu nam?
- Chỉ có ở BCB: đây là thảm thực vật và đất hình thành và phát triển ở khí hậu cận cực lục địa, phân bố vĩ độ 500B trở về cực Bắc do ở đây góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt nhận được ít, nhiệt độ thấp phù hợp với sinh vật đới đài nguyên, từ đó hình thành đất đài nguyên.
- Không phân bố ở NBC vì: từ 50oN – 62oN không có lục địa, diện tích hoàn toàn là đại dương, chỉ có băng tuyết không có đất, không có khí hậu cận cực lục địa, vì vậy không có kiểu thảm thực vật và đất đài nguyên. Từ 62oN đến cực Nam là lục địa châu Nam Cực nhưng nhiệt độ ở đây thấp hơn cực Bắc, chỉ có hoang mạc.