Nhận định nào sau đây không đúng về dòng biển?
- Dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400, gần bờ đông của đại dương => Nhận xét A đúng.
- Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều => Nhận xét B đúng.
- Dòng biển lạnh thường phát sinh ở cực chảy theo hướng tây về xích đạo.=> nhận xét D sai.
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa => nhận xét C đúng.
Ngoại lực và nội lực có mối quan hệ:
- Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau:
+ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề (vận động tạo núi, nâng cao hạ thấp địa hình, uốn nếp,…)
+ Ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề (quá trình mài mòn, bồi tụ vùng trũng,…)
- Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời: trên trái đất hiện nay vẫn tiếp diễn nhiều vụ động đất núi lửa ở nhiều nơi, trong lúc đó các quá trình phong hóa, mài mòn và bồi tụ cũng đồng thời diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất.
Ở khu vực nào sau đây thường xảy ra động đất núi lửa?
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Khu vực này được gọi là vành đai lửa Thái Bình Dương.
Khí hậu là nhân tố:
Trong các nhân tố tự nhiên, nhân tố có vai trò quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và ẩm).
Ví dụ: Ở miền Bắc nước ta khí hậu có sự phân hóa đa dạng, với một mùa đông lạnh đã hình thành nên cơ cấu cây trồng đa dạng bao gồm các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới(su hào, bắp cải, đào, lê, chè, nhãn, ổi, xoài...). Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nên sinh vật chủ yếu là các loài xứ nóng, có nguồn gốc nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, cao su, cà phê,...).
Tác động tiêu cực đến quá trình hình thành đất là:
Xác định từ khóa “không phải là hoạt động tích cực” -> là hoạt động tiêu cực
Đốt rừng làm rẫy là suy giảm diện tích rừng ở vùng đồi núi -> gia tăng quá trình rửa trôi xói mòn vùng đất đồi núi, làm cho đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng.
Do mặt đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn và tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước nên:
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau.
- Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn.
- Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn.
=> Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau.
Trên Trái Đất thực vật không thể hiện sự thay đổi rõ ràng theo:
- Sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu nhiệt, ẩm). Liên hệ sự thay đổi của đặc điểm khí hậu -> ảnh hưởng đến sự phân bố thảm thực vật.
- Thức ăn của động vật là thực vật nên phân bố thực vật, sự thay đổi của thực vật dẫn tới sự thay đổi động vật. Sự thay đổi của động vật ít ảnh hưởng tới sự thay đổi thực vật.
Ở khu vực Bắc Trung Bộ nước ta, chịu tác động sâu sắc của gió Lào là do:
Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ) khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng (do lượng ẩm đã mất đi nhiều khi gây mưa ở sườn tây kết hợp với nhiệt độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống vùng đồng bằng thấp phía dưới) => Hình thành gió phơn khô nóng.
Gió mùa đông bắc xuất phát từ áp cao xibia, đi qua biển Trung Hoa gây hiện tượng:
Từ tháng 11 – 4 năm sau, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hai thời kì:
- Nửa đầu mùa đông gió đi qua lục địa, mang lại thời tiết lạnh khô cho miền Bắc nước ta.
- Nửa sau mùa đông, gió này đi qua biển, được tăng ẩm, mang lại kiểu thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn đặc trưng cho khí hậu miền Bắc.
Ở các nước miền nhiệt đới ẩm gió mùa tiêu biểu là khu vực Đông Nam Á, thủy chế sông phụ thuộc chặt chẽ vào:
Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.-> lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm) -> đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi => chế độ mưa theo mùa cũng quy định chế độ nước sông thay đổi theo mùa (mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô).
Thay đổi phạm vi phân bố cây trồng, vật nuôi là tác động rõ rệt của nhân tố nào sau đây đối với sinh vật?
Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác; điều này làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Ví dụ: Con người đưa các loài cây trồng như cam, chanh, đậu Hà Lan từ châu Á, châu Âu sang Trung Mĩ, Nam Mĩ. Ngược lại đưa các loài cây khoai tây, cao su, thuốc lá từ châu Mĩ dang châu Á và châu Phi.
Miền Trung nước ta có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông và mưa lũ lại tập trung trong thời gian ngắn nên mực nước lũ ở đây có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?
- Miền Trung có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông -> sông ngòi ngắn, dốc -> tốc độ dòng chảy mạnh
- Mặt khác, mưa lớn tập trung vào mùa thu đông -> làm cho lưu lượng dòng chảy tăng nhanh chóng và nước dồn đột ngột xuống vùng hạ lưu.
=> Lũ lên nhanh.
Nếu ở chân núi Ngọc Linh (2598m), người ta đo được nhiệt độ là 27,50C. Vậy, ở đỉnh núi và chân núi phía bên kia của Ngọc Linh sẽ có nhiệt độ lần lượt là
- Ta biết, ở sườn đón gió không khí ẩm, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,60C.
+ Số độ giảm đi khi đi từ chân núi lên đỉnh núi sẽ là: (2598 x 0,6) / 100 = 15,60C.
+ Nhiệt độ tại đỉnh núi phan-xi-pang là: 27,5 – 15,6 = 11,90C.
- Ở sườn khuất gió không khí khô, cứ xuống 100m, nhiệt độ không khí tăng 10C.
+ Số độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống chân núi sẽ là: (2598 x 1) / 100 = 260C.
+ Nhiệt độ tại chân núi phan-xi-pang phía bên kia là: 26 + 11,9 = 37,90C.
Như vậy, nếu ở chân núi Ngọc Linh (2598m), người ta đo được nhiệt độ là 27,50C thì ở đỉnh núi và chân núi phía bên kia của Ngọc Linh sẽ có nhiệt độ lần lượt là 11,90C và 37,90C.
Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều sẽ như thế nào?
Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường, (diễn ra vào ngày 1 và 15 hàng tháng: không trăng, trăng tròn).
Đặc điểm của gió Tây ôn đới là
Gió Tây ôn đới có phạm vi hoạt động từ 300-600 ở mỗi bán cầu, gió thổi gần như quanh năm, hướng tây là chủ yếu, gió có tính chất ẩm và mang lại nhiều mưa.
Trên bề mặt Trái Đất, vùng nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất?
Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
Trên bề mặt Trái Đất, vùng nào sau đây có lượng mưa nhiều nhất?
Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới tốc độ dòng chảy của sông
Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới tốc độ dòng chảy của sông
Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do gió, gió càng mạnh, sóng càng to.