Bài tập Tổng kết chương III - Cấu trúc của Trái Đất

Câu 61 Trắc nghiệm

Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía  tây. Sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở sườn phía đông?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ) khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng (do lượng ẩm đã mất đi nhiều khi gây mưa ở sườn tây kết hợp với nhiệt độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống vùng đồng bằng thấp phía dưới).

=> Hình thành gió phơn khô nóng

Câu 62 Trắc nghiệm

Hiện tượng mưa phùn vào cuối đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Từ tháng 11 – 4 năm sau, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hai thời kì:

- Nửa đầu mùa đông gió đi qua lục địa, mang lại thời tiết lạnh khô cho miền Bắc nước ta.

- Nửa sau mùa đông, gió này đi qua biển, được tăng ẩm, mang lại kiểu thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn đặc trưng cho khí hậu miền Bắc.

Câu 63 Trắc nghiệm

Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước sông của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á  là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.-> lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm) -> đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi

=> chế độ mưa theo mùa cũng quy định chế độ nước sông thay đổi theo mùa (mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô)

Câu 64 Trắc nghiệm

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác; điều này làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng và vật nuôi.

Ví dụ: Con người đưa các loài cây trồng như cam, chanh, đậu Hà Lan từ châu Á, châu Âu sang Trung Mĩ, Nam Mĩ. Ngược lại đưa các loài cây khoai tây, cao su, thuốc lá từ châu Mĩ dang châu Á và châu Phi.

Câu 65 Trắc nghiệm

Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Miền Trung có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông -> sông ngòi ngắn, dốc -> tốc độ dòng chảy mạnh

- Mặt khác, mưa lớn tập trung vào mùa thu đông -> làm cho lưu lượng dòng chảy tăng nhanh chóng và nước dồn đột ngột xuống vùng hạ lưu khiến lũ lên nhanh.

Câu 66 Trắc nghiệm

Cho hình vẽ sau:

Căn cứ vào hình vẽ, xác định được nhiệt độ tại đỉnh núi B là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tại sườn đón gió (AB), không khí ẩm, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,60C. Biết tại chân núi (0 m) có nhiệt độ là 220 C, đỉnh núi cao 2300 m, do vậy chênh lệch nhiệt độ giữa chân núi và đỉnh núi là (2300 x 0,6) / 100 = 13,80C.

=> Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, do vậy nhiệt độ tại đinh núi B là: 220  - 13, 80C = 8,20 C.