Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện \(5\,\,A\) thì có cảm ứng từ \(0,5\,\,\mu T\). Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm \(15\,\,A\) thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là
Cảm ứng từ tại điểm M trước và sau khi thay đổi cường độ dòng điện là:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{B_1} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_1}}}{r}\\{B_2} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_2}}}{r}\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{{B_2}}}{{{B_1}}} = \dfrac{{{I_2}}}{{{I_1}}}\\ \Rightarrow \dfrac{{{B_2}}}{{0,{{5.10}^{ - 6}}}} = \dfrac{{5 + 15}}{5} \Rightarrow {B_2} = {2.10^{ - 6}}\,\,\left( T \right) = 2\,\,\left( {\mu T} \right)\end{array}\)
Cho mạch điện như hình vẽ, ống dây dài ℓ = 25 cm và \(E = 3V\); \(R = r = 3\Omega \) (Bỏ qua điện trở của cuộn dây) chạy qua đặt trong không khí. Cảm ứng từ bên trong ống dây là 6,28.10-3 T. Số vòng dây được quấn trên ống dây là
Cường độ dòng điện qua ống dây là:
\(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{3}{{3 + 3}} = 0,5\,\,\left( A \right)\)
Cảm ứng từ trong lòng ống dây là:
\(\begin{array}{l}B = 4\pi {.10^{ - 7}}\dfrac{N}{{\rm{l}}}.I \Rightarrow 6,{28.10^{ - 3}} = 4\pi {.10^{ - 7}}\dfrac{N}{{0,25}}.0,5\\ \Rightarrow N = 2498,73 \approx 2500\,\,\left( {vong} \right)\end{array}\)
Hai điểm M và N gần một dây dẫn (d) thẳng dài mang dòng điện. Khoảng cách từ N đến d lớn gấp hai lần khoảng cách từ M đến d. Gọi BM và BNlà độ lớn cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại M và tại N. Hệ thức đúng là
Cảm ứng từ tại M:
\({B_M} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{{r_M}}}\,\,\left( 1 \right)\)
Cảm ứng tại N là:
\({B_N} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{{r_N}}} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{2.{r_M}}} = \frac{1}{2}{.2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{{r_M}}}\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra:
\({B_N} = \frac{1}{2}{B_M} \Leftrightarrow {B_M} = 2{B_N}\)
Tại A và B có đặt 2 dòng điện thẳng song song, cùng chiều I1 và I2 > I1. Tại điểm M thuộc đường thẳng AB có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 thì điểm M phải
Tại M có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 nên \(\overrightarrow{{{B}_{1M}}}+\overrightarrow{{{B}_{2M}}}=0\Rightarrow \overrightarrow{{{B}_{1M}}}=-\overrightarrow{{{B}_{2M}}}\)
+ Cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra cho M có chiều ngược nhau nên M nằm trong đoạn thẳng AB
+ \({{B}_{1M}}={{B}_{2M}}\Rightarrow \frac{{{I}_{1}}}{AM}=\frac{{{I}_{2}}}{BM}\)
Do I1 < I2 nên AM < BM vậy M gần A hơn
Cho vòng dây tròn đặt trong từ trường \(\overrightarrow B \) có hướng như hình vẽ. Nếu tăng đều độ lớn của từ trường \(\overrightarrow B \) mà giữ nguyên hướng của nó thì dòng điện xuất hiện trong vòng dây tròn có
Từ hình vẽ ta thấy, \(\overrightarrow B \) hướng từ trong ra ngoài
Khi độ lớn của B tăng, từ trường do dòng điện cảm ứng trong khung dây sinh có tác dụng chống lại sự tăng
→ từ trường của dòng điện cảm ứng hướng từ ngoài vào trong
Áp dụng quy tắc nắm tay phải, dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều cùng chiều kim đồng hồ
Một dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không mang cường độ dòng điện không đổi. Cảm ứng từ tài điểm M cách dây một khoảng \({r_1}\) có độ lớn bằng \({B_1}\) . Cảm ứng từ tại N cách dây một khoảng \({r_2}\) có độ lớn bằng \({B_2}\). Cho biết \(2{B_2} = 3{B_1}\) và \(\left| {{r_1} - {r_2}} \right| = 3cm\). Giá trị của \({r_1}\) bằng
Có \(2{B_2} = 3{B_1} \Leftrightarrow 2.\frac{{{{2.10}^{ - 7}}.I}}{{{r_2}}} = 3.\frac{{{{2.10}^{ - 7}}.I}}{{{r_1}}} \Rightarrow 2{r_1} = 3{r_2}\,\,\left( 1 \right)\)
\( \Rightarrow {r_1} > {r_2} \Rightarrow \left| {{r_1} - {r_2}} \right| = {r_1} - {r_2} \Rightarrow {r_1} - {r_2} = 3cm\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2{r_1} = 3{r_2}\,\\{r_1} - {r_2} = 3cm\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{r_1} = 9cm\\{r_2} = 6cm\end{array} \right.\)
Chọn câu đúng?
Đường sức từ của dòng điện gây ra bởi
Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta có:
+ Cảm ứng từ của dòng điện thẳng là những đường tròn đồng tâm
+ Cảm ứng từ của dòng điện tròn là đường thẳng đi qua tâm, vuông góc với vòng dây
+ Cảm ứng từ trong ống dây là những đường thẳng song song cách đều nhau, đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của ống dây
Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
Cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không phụ thuộc vào bản chất dây dẫn
Một khung dây tròn bán kính 30 cm gồm 10 vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3 A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây?
Độ lớn cảm ứng từ tại tâm khung dây là:
\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\dfrac{{NI}}{R} = 2\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{10.0,3}}{{0,3}} \approx 6,{28.10^{ - 6}}\,\,\left( T \right)\)
Một dây dẫn điện thẳng được đặt vuông góc với mặt phẳng như hình vẽ. Đường sức từ quay ngược chiều kim đồng hồ. Chiều của dòng điện là:
Áp dụng quy tắc nắm tay phải ta xác định được chiều của dòng điện là đi ra khỏi mặt phẳng.
Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vuông góc với mặt phẳng hình vẽ:
Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta có:
Dòng điện hướng từ trong ra ngoài, từ trường hướng ngược chiều kim đồng hồ → A đúng, B sai.
Dòng điện hướng từ ngoài vào trong, từ trường hướng cùng chiều kim đồng hồ → C sai.
\( \Rightarrow \) Hình vẽ biểu diễn đúng là hình A.