Phát biểu nào sau đây là đúng?
A – sai vì: phản xạ toàn phần xảy ra khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
B – sai vì: khi truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lướn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần => không phải luôn có tia khúc xạ
C - đúng
D – sai vì: Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức:
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5; của thủy tinh flin là 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần không xảy ra khi chiếu ánh sáng từ:
Ta có, điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là ánh sáng phải truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém (n1 > n2)
=> Chọn D vì chiết suất của benzen > chiết suất của nước
=> Khi chiếu ánh sáng từ nước vào benzen sẽ chỉ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ benzen có chiết suất \(n = 1,5\) sang không khí .
Ta có, góc giới hạn được xác định:
\(\begin{array}{l}\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \dfrac{1}{{1,5}} = \dfrac{2}{3}\\ \to {i_{gh}} = 41,{8^0}\end{array}\)
Thả nổi trên mặt nước một đĩa nhẹ, chắn sáng, hình tròn. Mắt người quan sát đặt trên mặt nước sẽ không thấy được vật sáng ở đáy chậu khi bán kính đĩa không nhỏ hơn \(10 cm\). Tính chiều sâu của lớp nước trong chậu. Biết rằng vật và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng và chiết suất của nước là \(n =\dfrac{4}{3}\).
Ta có, góc giới hạn được xác định bởi biểu thức: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \dfrac{1}{n}\)
Từ hình, ta có: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {h^2}} }}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{1}{n} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {h^2}} }}\\ \Leftrightarrow \dfrac{3}{4} = \dfrac{{10}}{{\sqrt {{{10}^2} + {h^2}} }}\\ \Rightarrow h = 8,82cm\end{array}\)
Có 3 môi trường trong suốt. Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 2 dưới góc tới i thì góc khúc xạ là 300. Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 3 cũng dưới góc tới i thì góc khúc xạ là 600. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa môi trường 2 và 3 là:
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho môi trường tới 1 và môi trường khúc xạ 2, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in3}}{{\rm{0}}^0}\) (1)
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho môi trường tới 1 và môi trường khúc xạ 3, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_3}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in6}}{{\rm{0}}^0}\)(2)
Từ (1) và (2), ta có:
\(\begin{array}{l}{n_2}\sin {30^0} = {n_3}\sin {60^0}\\ \Rightarrow \dfrac{{{n_3}}}{{{n_2}}} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}\\ \Rightarrow {n_2} > {n_3}\end{array}\)
=> Góc giới hạn ở mặt phân cách giữa môi trường 2 và môi trường 3:
\(\begin{array}{l}\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_3}}}{{{n_2}}} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}\\ \Rightarrow {i_{gh}} = 35,{26^0}\end{array}\)
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?
Điều kiện đẻ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:
- Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn : \({n_2} < {n_1}\)
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn:\(i \ge {i_{gh}}\)
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A, B, C - đúng
D - sai vì: Sin góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn chứ không phải góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Chiếu một chùm tia sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì:
Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì không còn tia khúc xạ (hay tia khúc xạ bị triệt tiêu) và cường độ của chùm tia phản xạ bằng cường độ chùm tia tới.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A, C, D - đúng
B- sai vì: khi truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lướn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần =>không phải luôn có tia khúc xạ
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức:
Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5; của thủy tinh flin là 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi chiếu ánh sáng từ:
Ta có, điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là ánh sáng phải truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém (n1> n2)
=> Chọn A vì chiết suất của benzen > chiết suất của nước
Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ từ nước sang không khí . Biết chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}\).
Ta có, góc giới hạn được xác định: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \dfrac{1}{{\dfrac{4}{3}}} = 0,75 \to {i_{gh}} = 48,{59^0}\)
Thả nổi trên mặt nước một đĩa nhẹ, chắn sáng, hình tròn. Mắt người quan sát đặt trên mặt nước sẽ không thấy được vật sáng ở đáy chậu khi bán kính đĩa không nhỏ hơn 20 cm. Tính chiều sâu của lớp nước trong chậu. Biết rằng vật và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng và chiết suất của nước là n = 4/3.
Ta có:
Ta có, góc giới hạn được xác định bởi biểu thức: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{n}\)
Từ hình, ta có: \(\sin {i_{gh}} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {h^2}} }}\)
\( \to \frac{1}{n} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {h^2}} }} \leftrightarrow \frac{3}{4} = \frac{{20}}{{\sqrt {{{20}^2} + {h^2}} }} \to h = 17,64cm\)
Một khối thủy tinh P có chiết suất n đặt trong không khí. Tiết diện thẳng là một tam giác cân ABC vuông tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm sáng song song SI thì tia sáng đi là là mặt AC. Xác định chiết suất n của khối chất P
- Cách 1:
Vì tia SI đi vuông góc với mặt AB nên đi thẳng tới mặt bên AC với góc tới i.
+ Tam giác ABC vuông và cân tại B nên: \(\widehat A = \widehat C = i = {45^0}\)
+ Tia ló đi là là mặt AC nên r = 900
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: \(n\sin {45^0} = 1.\sin {90^0} \to n = \sqrt 2 \)
- Cách 2:
Vì tia SI đi vuông góc với mặt AB nên đi thẳng tới mặt bên AC với góc tới i.
+ Tam giác ABC vuông và cân tại B nên: \(\widehat A = \widehat C = i = {45^0}\)
+ Tia ló đi là là mặt AC=>góc tới i chính là góc giới hạn:\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} \leftrightarrow \sin {45^0} = \frac{1}{n} \to n = \sqrt 2 \)
Có 3 môi trường trong suốt. Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 2 dưới góc tới i thì góc khúc xạ là 300. Nếu tia sáng truyền từ môi trường 1 vào môi trường 3 cũng dưới góc tới i thì góc khúc xạ là 450. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa môi trường 2 và 3 là:
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho môi trường tới 1 và môi trường khúc xạ 2, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in3}}{{\rm{0}}^0}\) (1)
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho môi trường tới 1 và môi trường khúc xạ 3, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_3}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in4}}{{\rm{5}}^0}\)(2)
Từ (1) và (2), ta có: \({n_2}\sin {30^0} = {n_3}\sin {45^0} \to \frac{{{n_3}}}{{{n_2}}} = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \to {n_2} > {n_3}\)
=> Góc giới hạn ở mặt phân cách giữa môi trường 2 và môi trường 3:
\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_3}}}{{{n_2}}} = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \to {i_{gh}} = {45^0}\)
Một đĩa tròn mỏng bằng gỗ, bán kính R = 5cm nổi trên mặt nước. Ở tâm đĩa có gắn một cây kim, thẳng đứng, chìm trong nước có chiết suất n = 4/3. Dù đặt mắt ở đâu cũng không thấy cây kim. Chiều dài tối đa của cây kim là:
Hướng dẫn giải:
Ta có:
+ Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_{kk}}}}{{{n_{nuoc}}}} = \frac{1}{{\frac{4}{3}}} = \frac{3}{4}\)
Gọi O - tâm đĩa tròn, càng xa O thì góc tới i càng tăng, để không có tia sáng nào lọt ra ngoài không khí thì ngay tại vị trí xa O nhất, tại đó vừa bắt đầu xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Ta có:
\(\begin{array}{l}\alpha = i = {i_{gh}}\\\sin \alpha = \frac{{OI}}{{SI}} = \frac{{OI}}{{\sqrt {O{I^2} + O{S^2}} }} = \sin {i_{gh}} = \frac{3}{4}\\ \to O{S^2} = \frac{7}{9}{\rm{O}}{{\rm{I}}^2} \to {\rm{OS = }}\sqrt {\frac{7}{9}} OI = \sqrt {\frac{7}{9}} .5 = 4,41cm\end{array}\)
Một khối thủy tinh P có chiết suất \(n = 1,5\). Biết tiết diện thẳng là một tam giác ABC vuông cân tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm sáng song song SI. Góc D hợp bởi tia ló và tia tới là:
Tia SI đi đến mặt vuông góc với AB nên truyền thẳng đến mặt AC tại J với góc tới i.
∆ABC vuông cân tại B nên =>\(i = {45^0}\)
Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_{kk}}}}{n} = \frac{1}{{1,5}} \to {i_{gh}} = 41,{8^0}\)
nhận thấy \(i > {i_{gh}}\) =>tại J xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần với góc phản xạ 450 => Tia phản xạ vuông góc với BC
=> Góc hợp bởi tia ló và tia tới là: \(D = {90^0}\)
Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:
Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng làm cáp quang để để truyền tín hiệu trong thông tin và để nội soi trong y học