Điện tích điểm q = 80 nC đặt cố định tại O trong dầu. Hằng số điện môi của dầu là ε = 4. Cường độ điện trường do q gây ra tại M cách O một khoảng MO = 30 cm là
Ta có:
\(E = k\dfrac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}.\dfrac{{\left| {{{80.10}^{ - 9}}} \right|}}{{4.0,{3^2}}} = {2.10^3}V/m\)
Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một electron (-e = -1,6.10-19 C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào?
Ta có: \(F = qE = 1,{6.10^{ - 19}}.200 = 3,{2.10^{ - 17}}N\)
Do electron mang điện tích âm nên \(\overrightarrow F \uparrow \downarrow \overrightarrow E \) => \(\overrightarrow F \) hướng thẳng đứng từ dưới lên.
Hình vẽ nào sau đây là đúng khi vẽ đường sức điện của một điện tích dương?
Đường sức điện của điện tích dương là các đường thẳng có hướng đi từ điện tích dương ra vô cực.
\( \Rightarrow \) Hình 3 biểu diễn đường sức điện của điện tích dương.
Cho điện trường giữa một điện tích dương và một điện tích âm. Bốn electron A, B, C, D ở các vị trí khác nhau trong điện trường. Chiều của lực tác dụng lên electron nào đúng?
Nhận xét: vecto cường độ điện trường có hướng trùng với hướng của tiếp tuyến trên đường sức điện
Lực điện tác dụng lên electron có chiều ngược chiều vecto cường độ điện trường
→ Lực tác dụng lên electron tại vị trí A đúng
Lưỡng cực điện xảy ra khi các điện tích dương và âm (ví dụ một proton và một điện tử hoặc một cation và một anion) tách rời khỏi nhau và cách nhau một khoảng không đổi. Một phân tử hoạt động như một lưỡng cực điện chuyển động theo phương ngang với vận tốc không đổi vào điện trường đều theo phương thẳng đứng (như hình vẽ). Các điện tích âm và dương của phân tử đi vào điện trường cùng một lúc. Phát biểu nào sau đây là đúng về vận tốc của phân tử trong điện trường?
Trước khi vào điện trường, phân tử chuyển động với vận tốc không đổi theo phương ngang → vận tốc theo phương ngang không đổi, vận tốc theo phương thẳng đứng bằng 0
Nhận xét: lực điện tác dụng lên điện tích dương hướng thẳng đứng xuống
Lực điện tác dụng lên điện tích âm hướng thẳng đứng lên
Hai điện tích có độ lớn bằng nhau → tổng hợp lực tác dụng lên phân tử bằng 0
→ vận tốc theo phương thẳng đứng bằng 0