Một nguồn điện có suất điện động 3V khi mắc với một bóng đèn thành một mạch kín thì cho một dòng điện chạy trong mạch có cường độ là 0,3A. Khi đó, công suất của nguồn điện này là
Công suất của nguồn điện là:
\(P = E.I = 3.0,3 = 0,9W\)
Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 30 phút, nếu chỉ dùng R2 thì thời gian đun sôi nước là 60 phút. Hỏi khi dùng R1 song song R2 thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu?
Gọi hiệu điện thế của nguồn là U
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là Q
Khi dùng dây dẫn có điện trở R1:
\(Q = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_1}}}.{t_1}\) (1)
Khi dùng dây dẫn có điện trở R2:
\(Q = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_2}}}.{t_2}\) (2)
Khi dùng R1 // R2:
\(Q = \dfrac{{{U^2}}}{{\dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}}}.{t_3}\) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra:
\({t_3} = \dfrac{{{t_1}{t_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{30.60}}{{30 + 60}} = 20\) phút
Cho 4 đồ thị sau. Đồ thị biểu diễn đúng sự phụ thuộc của công suất tỏa nhiệt trên một vật dẫn kim loại vào hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn là:
Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa công suất tỏa nhiệt trên một vật dẫn kim loại vào hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn là:
\(P = \frac{{{U^2}}}{R} = \left( {\frac{1}{R}} \right).{U^2}\) (Có dạng \(y = a.{x^2}\))
Khi \(U = 0 \Rightarrow P = 0\)
\( \Rightarrow \) Đồ thị P theo U là hàm bậc hai và đi qua gốc tọa độ
\( \Rightarrow \) Đồ thị biểu diễn đúng là đồ thị 1.
Công tơ điện được sử dụng để đo điện năng tiêu thụ trong các hộ gia đình hoặc nơi kinh doanh sản xuất có tiêu thụ điện. \(1\) số điện \(\left( {1kWh} \right)\) là lượng điện năng bằng
Đổi: \(1kW = 1000W\)
\(1h = 3600s\)
\(1kWh = 3600000Ws = 3600000J\)
Đèn Flash của điện thoại thông minh hoạt động nhờ một tụ có điện dung \(C = 20\,\,mF\) phóng điện qua đèn. Mỗi lần chụp ảnh, đèn Flash được bật sáng trong \(0,01\,\,s\) với công suất \(2\,\,W\). Khi tụ này được tích điện đến hiệu điện thế \(U = 9\,\,V\) thì làm đèn Flash sáng được mấy lần?
Năng lượng của tụ điện là:
\({\rm{W}} = \dfrac{{C{U^2}}}{2} = \dfrac{{{{20.10}^{ - 3}}{{.9}^2}}}{2} = 0,81\,\,\left( J \right)\)
Năng lượng cung cấp cho mỗi lần chụp ảnh là:
\({{\rm{W}}_0} = P.t = 2.0,01 = 0,02\,\,\left( J \right)\)
Số lần đèn sáng là: \(n = \dfrac{{\rm{W}}}{{{{\rm{W}}_0}}} = \dfrac{{0,81}}{{0,02}} = 40,5\)
Vậy đèn sáng được \(40\) lần
Một bóng đèn có ghi \(220V-100W\), được mắc vào mạng điện xoay chiều \(220V\). Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một ngày là
Đèn ghi: \(220V-100W\)
Đèn được mắc vào mạng điện xoay chiều \(220V\)
\(\Rightarrow P={{P}_{dm}}=100W\)
Thời gian một ngày: \(t=24\,\,\left( h \right)\)
\(\Rightarrow \) Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một ngày:
\(A=P.t=100.24=2400\,\,\left( W.h \right)=2,4\,\left( kW.h \right)\)
Cho 4 đồ thị sau. Đồ thị biểu diễn đúng sự phụ thuộc của công suất tỏa nhiệt trên một vật dẫn kim loại vào hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn là:
Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa công suất tỏa nhiệt trên một vật dẫn kim loại vào hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn là:
\(P = \frac{{{U^2}}}{R} = \left( {\frac{1}{R}} \right).{U^2}\) (Có dạng \(y = a.{x^2}\))
Khi \(U = 0 \Rightarrow P = 0\)
\( \Rightarrow \) Đồ thị P theo U là hàm bậc hai và đi qua gốc tọa độ
\( \Rightarrow \) Đồ thị biểu diễn đúng là đồ thị 1.