Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc là nhờ vào
Các nguồn thức ăn của chăn nuôi gồm: thức ăn từ đồng cỏ tự nhiên, từ phụ phẩm ngành trồng trọt và thức ăn công nghiệp.
=> Hiện nay nhờ những tiến bộ về thành tựu khoa học kĩ thuật, cơ sở thức ăn phát triển đa dạng và có chất lượng tốt hơn: có nhiều giống cây cỏ mới cho năng suất cao và có dinh dưỡng tốt; thức ăn công nghiệp đa dạng, có giá trị cao, có vai trò đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi.
Nguồn thủy sản có được để cung cấp cho thế giới chủ yếu do
Hơn 4/5 sản lượng thủy sản cung cấp cho thế giới là từ ngành khai thác. Vùng biển đại dương trên thế giới có nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn.
=> Do vậy phần lớn thủy sản khai thác chủ yếu là từ các biển và đại dương.
Điểm giống nhau về vai trò của ngành thủy sản và chăn nuôi là
Ngành thủy sản cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
- Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (từ thịt, trứng, sữa)
=> Cả hai ngành này đều có vai trò cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người.
Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn ngành khai thác là do
- Khai thác thủy sản phụ thuộc vào tự nhiên (mưa bão ảnh hưởng đến hoạt động ra khơi đánh bắt; ô nhiễm môi trường biển làm tôm cá chết, thủy sản ven bờ suy giảm…) -> sản lượng thủy sản không ổn định.
- Nuôi trồng thủy sản ít phụ thuộc vào tự nhiên hơn, con người chủ động chăm sóc nuôi trồng. Thủy sản nuôi trồng hiện nay rất đa dạng, cho năng suất cao nhờ nguồn lai tạo giống mới cho năng suất chất lượng tốt.
-> đảm bảo chủ động hơn về nguồn cung cho thị trường tiêu thụ (nhà máy chế biến và người dân), đảm bảo cung cấp thủy sản ổn định quanh năm.
=> Như vậy nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm hơn so với ngành khai thác nên hiện nay đang được chú trọng phát triển -> tốc độ phát triển nhanh hơn trong thời gian gần đây.
Vai trò nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi có vai trò:
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao => nhận xét B đúng
- Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp => Nhận xét C đúng
- Xuất khẩu có giá trị => nhận xét D đúng
- Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người là vai trò của ngành trồng trọt (cây lương thực) => Nhận xét A không đúng
Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là:
Các nước đang phát triển chăn nuôi chưa phát triển mạnh và chủ yếu chăn nuôi theo hình thức chăn thả hoặc nửa chuồng trại, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Ngược lại ở các nước phát triển ngành chăn nuôi phát triển với phương thức hiện đại hơn, áp dụng hình thức chăn nuôi công nghiệp, khép kín (từ khâu con giống, dịch vụ thú ý, nguồn thức ăn, chuồng trại cho đến khâu thu hoạch sản phẩm và mang đến nhà máy chế biến) với phương thức chuyên môn hóa (lấy trứng, sữa, thịt hoặc lông).
=> Như vậy, phương pháp chăn nuôi là điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển còn chiếm tỉ trọng nhỏ là
Ở các nước đang phát triển chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (các đồng cỏ tự nhiên) và phụ phẩm ngành trồng trọt (từ lúa, ngô, khoai…); nguồn thức ăn tự nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết khí hậu (mùa đông lạnh giá, băng tuyết phủ hay hạn hán..) -> mang tính bấp bênh và cho năng suất thấp hơn.
- Ở các nước phát triển, chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn chế biến công nghiệp với nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho động vật -> vì vậy mang lại năng suất cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng của vật nuôi. Hơn nữa thức ăn công nghiệp luôn đảm bảo cung cấp ổn định cho chăn nuôi phát triển quanh năm (ngay cả trong điều kiện băng tuyết, lạnh giá hay khô hạn).
Nhân tố nào nào quyết định sự phân bố các vật nuôi?
Cơ sở thức ăn quyết định sự phát triển, phân bố, hình thức chăn nuôi
Mỗi nhóm vật nuôi phù hợp với những loại thức ăn nhất định sẽ phân bố ở nơi có nguồn cung cấp ổn định về nguồn thức ăn đó.
- Lơn, gia cầm sử dụng thức ăn từ cây lương thực và hoa màu, ngoài ra có thức ăn công nghiệp
-> được nuôi nhiều ở các nước phát triển mạnh cây lương thực hoa màu (Việt Nam, Trung Quôc,…)
- Trâu, bò sử dụng thức ăn từ đồng cỏ -> phân bố ở những nước có nhiều cánh đồng cỏ tươi, các cao nguyên với chế độ nhiệt - ẩm phù hợp (Ví dụ: Việt Nam, Brazin, Trung Quốc, Hoa Kỳ..)
Ở nước ta, cơ sở thức ăn khá đa dạng (có các đồng cỏ rộng lớn, các vùng trọng điểm lương thực, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi…) nên cơ cấu vật nuôi cũng đa dạng (trâu bò, lợn, gia cầm, cừu…)
=> Vậy cơ sở thức ăn là nhân tố quyết định đến sự phân bố các vật nuôi.
Ở nước ta, chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng vì?
- Lợn và gia cầm sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ ngành trồng trọt, cụ thể là cây lương thực (ngô, gạo, lúa mì) và hoa màu.
- Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn của nước ta, vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước -> đem lại nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Dân cư đông đúc, nhu cầu tiêu thụ thịt tươi sống và trứng rất lớn.
=> Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Cho bảng số liệu:
Số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới giai đoạn 1980 – 2014
(Đơn vị: triệu con)
Để thể hiện số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Bảng số liệu cho biết sản lượng của hai đối tượng là trâu và bò (đơn vị triệu con -> thể hiện giá trị tuyệt đối)
Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột ghép => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới qua các năm là biểu đồ cột ghép.