Vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với ngành công nghiệp là:
Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao như sản phẩm từ thịt, trứng, sữa. Với ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da…).
Cơ sở nguồn thức ăn có tác động như thế nào đến ngành chăn nuôi?
Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.
Cừu được phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
Đàn cừu được nuôi ở các vùng khô hạn, đặc biệt ở miền khí hậu nhiệt đới
Đàn lợn trên thế giới phân bố chủ yếu ở vùng:
Đàn lợn được nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực
Trâu và bò đều có đặc điểm phân bố gắn với các đồng cỏ tươi tốt, nhưng trâu lại khác với bò là:
- Trâu ưa khí hậu nóng ẩm nên phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậu nhiệt đới, ẩm, có khả năng chịu rét.
- Bò có biên độ sinh thái rộng và dễ thích nghi hơn trâu
=> Vậy điểm khác biệt giữa trâu, bò là trâu chỉ phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới, ẩm.
Nhờ nhân tố nào sau đây mà cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc?
Các nguồn thức ăn của chăn nuôi gồm: thức ăn từ đồng cỏ tự nhiên, từ phụ phẩm ngành trồng trọt và thức ăn công nghiệp.
=> Hiện nay nhờ những tiến bộ về thành tựu khoa học kĩ thuật, cơ sở thức ăn phát triển đa dạng và có chất lượng tốt hơn: có nhiều giống cây cỏ mới cho năng suất cao và có dinh dưỡng tốt; thức ăn công nghiệp đa dạng, có giá trị cao, có vai trò đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi.
Nguồn thủy sản cung cấp cho nhu cầu thế giới chủ yếu đến từ:
Hơn 4/5 sản lượng thủy sản cung cấp cho thế giới là từ ngành khai thác. Vùng biển đại dương trên thế giới có nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn.
=> Do vậy phần lớn thủy sản khai thác chủ yếu là từ các biển và đại dương.
Cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người là vai trò chung của ngành:
- Ngành thủy sản cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
- Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (từ thịt, trứng, sữa).
=> Cả hai ngành này đều có vai trò cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người.
Ngành khai thác có tốc độ phát triển chậm hơn ngành nuôi trồng thủy sản là do:
- Khai thác thủy sản phụ thuộc vào tự nhiên (mưa bão ảnh hưởng đến hoạt động ra khơi đánh bắt; ô nhiễm môi trường biển làm tôm cá chết, thủy sản ven bờ suy giảm…) -> sản lượng thủy sản không ổn định, Không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, không chủ động nguyên liệu cho ngành chế biến.
- Nuôi trồng thủy sản ít phụ thuộc vào tự nhiên hơn, con người chủ động chăm sóc nuôi trồng. Thủy sản nuôi trồnghiện nay rất đa dạng, cho năng suất cao nhờ nguồn lai tạo giống mới cho năng suất chất lượng tốt.-> đảm bảo chủ động hơn về nguồn cung cho thị trường tiêu thụ (nhà máy chế biến và người dân), đảm bảo cung cấp thủy sản ổn định quanh năm.
=> Như vậy nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm hơn so với ngành khai thác nên hiện nay đang được chú trọng phát triển -> tốc độ phát triển nhanh hơn trong thời gian gần đây.
Nhận định sau đây đúng với vai trò của ngành chăn nuôi đối với con người?
Ngành chăn nuôi có vai trò:
- Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người là vai trò của ngành trồng trọt (cây lương thực) à A sai.
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao => nhận xét B đúng
- Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp à vai trò với ngành CN, C sai.
- Xuất khẩu có giá trị => nhận xét D sai.
Điểm khác nhau cơ bản trong ngành chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là:
Các nước đang phát triển chăn nuôi chưa phát triển mạnh và còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp (chủ yếu phát triển trồng trọt). Ngược lại ở các nước phát triển ngành chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.
=> Đây là điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Các nước đang phát triển ngành chăn nuôi chưa trở thành ngành chính là do:
Ở các nước đang phát triển chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (các đồng cỏ tự nhiên) và phụ phẩm ngành trồng trọt (từ lúa, ngô, khoai…); nguồn thức ăn tự nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết khí hậu (mùa đông lạnh giá, băng tuyết phủ hay hạn hán..) -> mang tính bấp bênh và cho năng suất thấp hơn.
- Ở các nước phát triển, chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn chế biến công nghiệp với nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho động vật -> vì vậy mang lại năng suất cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng của vật nuôi. Hơn nữa thức ăn công nghiệp luôn đảm bảo cung cấp ổn định cho chăn nuôi phát triển quanh năm (ngay cả trong điều kiện băng tuyết, lạnh giá hay khô hạn).
Ở các nước đang phát triển chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (các đồng cỏ tự nhiên) và phụ phẩm ngành trồng trọt (từ lúa, ngô, khoai…); nguồn thức ăn tự nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết khí hậu (mùa đông lạnh giá, băng tuyết phủ hay hạn hán..) -> mang tính bấp bênh và cho năng suất thấp hơn.
- Ở các nước phát triển, chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn chế biến công nghiệp với nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho động vật -> vì vậy mang lại năng suất cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng của vật nuôi. Hơn nữa thức ăn công nghiệp luôn đảm bảo cung cấp ổn định cho chăn nuôi phát triển quanh năm (ngay cả trong điều kiện băng tuyết, lạnh giá hay khô hạn).
Cơ sở nguồn thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến ngành chăn nuôi của một quốc gia?
Cơ sở thức ăn quyết định sự phát triển, phân bố, hình thức chăn nuôi
Mỗi nhóm vật nuôi phù hợp với những loại thức ăn nhất định sẽ phân bố ở nơi có nguồn cung cấp ổn định về nguồn thức ăn đó.
- Lơn, gia cầm sử dụng thức ăn từ cây lương thực và hoa màu, ngoài ra có thức ăn công nghiệp
-> được nuôi nhiều ở các nước phát triển mạnh cây lương thực hoa màu (Việt Nam, Trung Quôc,…)
- Trâu, bò sử dụng thức ăn từ đồng cỏ -> phân bố ở những nước có nhiều cánh đồng cỏ tươi, các cao nguyên với chế độ nhiệt - ẩm phù hợp (Ví dụ: Việt Nam, Brazin, Trung Quốc, Hoa Kỳ..)
Ở nước ta, cơ sở thức ăn khá đa dạng (có các đồng cỏ rộng lớn, các vùng trọng điểm lương thực, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi…) nên cơ cấu vật nuôi cũng đa dạng (trâu bò, lợn, gia cầm, cừu…)
=> Vậy cơ sở thức ăn có ảnh hưởng đến cơ cấu vật nuôi của một quốc gia
Ở nước ta, chăn nuôi lợn và gia cầm (vịt) phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vì
- Lợn và gia cầm sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ ngành trồng trọt, cụ thể là cây lương thực (ngô, gạo, lúa mì) và hoa màu.
- Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn của nước ta, vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước -> đem lại nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Dân cư đông đúc, nhu cầu tiêu thụ thịt tươi sống và trứng rất lớn.
=> Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng
Cho bảng số liệu:
Để thể hiện quy mô, cơ cấu đàn bò, đàn lợn trên thế giới năm 1980 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Từ khóa “quy mô, cơ cấu”, thời gian 2 năm => Biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu đàn bò, đàn lợn trên thế giới năm 1980 và 2014.
Một trong những vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người là
Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao như sản phẩm từ thịt, trứng, sữa. Đây là vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người.
Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố nào sau đây ?
Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.
Loài gia súc được nuôi ở các vùng khô hạn, đặc biệt ở miền khí hậu nhiệt đới là
Đàn cừu được nuôi ở các vùng khô hạn, đặc biệt ở miền khí hậu nhiệt đới.
Được nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực là đặc điểm phân bố của đàn
Đàn lợn được nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực
Trâu và bò đều có đặc điểm phân bố gắn với các đồng cỏ tươi tốt, nhưng trâu lại khác với bò là
- Trâu ưa khí hậu nóng ẩm nên phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậu nhiệt đới, ẩm
- Bò có biên độ sinh thái rộng và dễ thích nghi hơn trâu
=> Vậy điểm khác biệt giữa trâu, bò là trâu chỉ phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới, ẩm.