Hải cảng lớn nhất trên thế giới hiện nay là hải cảng nào dưới đây?
Cảng Rotterdam lớn nhất châu Âu và lớn thứ nhất thế giới từ năm 1962 nhưng năm 2004 đã bị cảng tại Thượng Hải đoạt lấy danh hiệu này. Một con kênh nước sâu với tên gọi Đường thủy mới được mở ra năm 1872, được tạo ra từ (1866-1890) cho phép tàu biển tải trọng lớn đi vào từ Biển Bắc. Con kênh này và sự mở mang thương mại đã tạo ra sự bùng nổ về phát triển kinh tế của thành phố cuối thế kỷ 19.
Quốc gia nào sau đây có chiều dài đường sắt dài nhất thế giới?
- Hoa Kì được có là quốc gia có mạng lưới tuyến đường sắt dài nhất thế giới (250.000km). Theo đó, vận chuyển hàng hóa chiếm 80% tổng số mạng lưới đường sắt của quốc gia này, trong khi mạng lưới tuyến đường sắt chở hành khách dài 35.000km.
- Mạng lưới đường sắt Trung Quốc lớn thứ 2 trên thế giới (100.000km). Đứng vị trí thứ 3 là Nga (85.500km).
Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ?
Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ. Ví dụ: mức sống, thu nhập thực tế ở thành phố cao nên sức mua và nhu cầu dịch vụ rất lớn dẫn đến việc hình thành các siêu thị, chuỗi siêu thị, các dịch vụ giải trí,… còn ở nông thôn thì ngược lại, mức sống thấp và thu nhập thực tế thấp nên hầu như không có siệu thị mà chỉ có các cửa hàng nhỏ lẻ,…
Nước nào có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới?
Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu vận chuyển dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt. Cùng với sự cầu phát triển của công nghiệp dầu khí, chiều dài đường ống trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là ở Trung Đông, Hoa Kì, LB Nga và Trung Quốc. Hoa Kì là nước có hệ thống ống dẫn dài và dày đặc nhất thế giới.
Tại sao các hoạt động thương mại có tác dụng điều tiết sản xuất?
- Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm từ ngành nông nghiệp (hoa quả, các sản phẩm từ nông nghiệp, thủy hải sản, …) đến các sản phẩm từ ngành công nghiệp (máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải,…) đều đem ra trao đổi trên thị trường.
Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất?
- Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hoá) = Khối lượng luân chuyển/Cự li vận chuyển.
- Nguyên nhân chủ yếu ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất là do cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp. Vận tải hàng không thường có sự hạn chế về khối lượng và trọng lượng trở hàng. Nó cũng không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn.
Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
- Khái niệm: Khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Đặc điểm: Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng, chi phí sản xuất thấp, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ và sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu.
- Phân tích sơ đồ: Qua sơ đồ, ta thấy có 1 số xí nghiệp tập trung riêng biệt và có cơ sở hạ tầng (giao thông, bến cảng,…) hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu => Sơ đồ trên là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo hình thức khu công nghiệp tập trung.
Cho bảng số liệu
Hoa Kì, Trung Quốc và Anh có doanh thu du lịch trên lượt khách lần lượt là:
- Doanh thu du lịch bình quân đầu người = Doanh thu / dân số (USD/lượt khách hoặc người).
- Áp dụng công thức: Doanh thu du lịch bình quân của Hoa Kì = 220800 / 75 = 2944 USD/lượt khách. Tương tự, doanh thu du lịch bình quân của Trung Quốc và Anh lần lượt là: 1023,4 USD/lượt khách và 1926,4 USD/lượt khách.
- Như vậy, Hoa Kì, Trung Quốc và Anh có doanh thu du lịch trên lượt khách lần lượt là 2944; 1023,4; 1926,4 USD / lượt khách.
Cho bảng số liệu:
Qua bảng trên, cho biết các quốc gia nào dưới đây nhập siêu?
- Cán cân xuất nhập khẩu = xuất khẩu – nhập khẩu. Nếu xuất lớn hơn nhập thì xuất siêu, xuất nhỏ hơn nhập thì là nhập siêu.
- Căn cứ vào bảng số liệu, ta thấy:
+ Các nước xuất siêu là: Trung Quốc, Thái Lan và Đức.
+ Các nước nhập siêu là: Hoa Kì, Ca- na – da, Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp.
Cho bảng số liệu sau:
Bình quân lương thực theo đầu người của thế giới, Việt Nam và Trung Quốc năm 2014 lần lượt là:
- Công thức: Bình quân lương thực = Sản lượng lương thực / dân số (kg/người).
- Áp dụng công thức: Bình quân lương thực của thế giới = 2817,3 / 7625,8 x 1000 = 369,4 kg/người. Tương tự, lần lượt của Việt Nam và Trung Quốc là 553,5 kg/người và 408,6 kg/người.
Như vậy, bình quân lương thực theo đầu người của thế giới, Việt Nam và Trung Quốc năm 2014 lần lượt là 369,4; 553,5; 408,6 kg/người.
Cho bảng số liệu
Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là:
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Tỉ trọng các ngành của các nước phát triển có sự thay đổi qua các năm.
+ Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng giảm và giảm 1,4%.
+ Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng tương đối lớn nhưng có xu hướng giảm và giảm đi 8,6%.
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng rất lớn và có xu hướng tăng, tăng thêm 10%.
=> Như vậy, trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông - lâm – ngư nghiệp rất nhỏ và tỉ trọng ngành dịch vụ rất cao.
Cho bảng số liệu sau:
Trong các giai đoạn trên, giai đoạn nào tăng nhiều nhất?
- Công thức: Sự tăng thêm = giá trị năm sau – giá trị năm trước (triệu tấn).
- Nhìn chung, Từ 1950 - 2003 Sản lượng khai thác dầu mỏ liên tục tăng.
+ Giai đoạn 1950 – 1960 tăng 529 triệu tấn.
+ Giai đoạn 1960 – 1970 tăng 1284 triệu tấn.
+ Giai đoạn 1970 – 1980 tăng 730 triệu tấn.
+ Giai đoạn 1980 – 1990 tăng 265 triệu tấn.
+ Giai đoạn 1990 – 2003 tăng 573 triệu tấn.
=> Như vậy, giai đoạn 1960 – 1970 tăng nhiều nhất, tiếp đến là giai đoạn 1970 – 1980,…
Một quốc gia có giá trị nhập khẩu là 2019 tỉ USD, cán cân xuất nhập khẩu là 9 tỉ USD. Vậy, giá trị xuất khẩu là:
- Công thức tính: cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu.
- Áp dụng công thức: Giá trị xuất khẩu = Giá trị nhập khẩu + Cán cân xuất nhập khẩu = 2019 + 9 = 2028 tỉ USD
Vậy, giá trị xuất khẩu là 2028 tỉ USD.
Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực nào dưới đây?
Thực tiễn cho thấy kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp đều cản trở sự phát triển kinh tế. Cơ chế thị trường sẽ kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế nhanh. Do vậy, sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực chính sách và xu thế phát triển.
Khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất tới khía cạnh nào của sản xuất nông nghiệp?
Các điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa,...) có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ,… tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
Ví dụ: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo (nhiệt độ cao, tương đối ổn định,...) nên trồng được các cây nhiệt đới như cà phê, cao su, ca cao,... Còn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh nên trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như chè, bắp cải, su hào,...
Vì sao ở các nước đang phát triển chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ?
Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt. Trong khi ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra chủ yếu dành cho con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít, đồng thời công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp vẫn chưa thực sự phát triển
=> Nguồn thức ăn chưa ổn định đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển
Trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố nào quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa?
Trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa là thị trường tiêu thụ. Do sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp có mục đích chính là sản xuất ra nông sản hàng hoá, nên thị trường giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất hàng hoá, vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Điều kiện về thị trường bao gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp và thị trường sản phẩm đầu ra.
Vì sao ở các nước đang phát triển việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu?
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của các nước đang phát triển nhằm:
- Các nước đang phát triển chủ yếu là các nước đông dân nên phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cho dân cư.
- Sản xuât nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, là thế mạnh truyền thống của các nước đang phát triển, phát triển nông nghiệp sẽ tạo cơ sở và nguồn vốn ban đầu để thúc đẩy các nước tiến lên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Ở các nước đang phát triển, hoạt động nông nghiệp liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư, gắn liền với phần lớn lãnh thổ quốc gia, vì thế phát triển nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
Nguồn lực nào dưới đây có vai trò quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta?
- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường,... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
- Nguồn lực có vai trò quyết định đến sự phát triển nền kinh tế nước ta là nguồn lực kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguồn lực về chính sách và chiến lược phát triển kinh tế. Trước thời kì đổi mới năm 1986 Nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, nền kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,… nhưng sau đường lối đổi mới năm 1986 Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế theo ngành – vùng có sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện,…
Tại sao lượng lương thực xuất khẩu hằng năm trên thế giới chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng lương thực?
Lượng lương thực xuất khẩu hằng năm chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng lương thực là do các nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,... là các cường quốc dân số trên thế giới. Lương thực sản xuất chỉ để tiêu thụ trong nước và chỉ còn một phần rất nhỏ để xuất khẩu.