Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện phẳng bằng \(U = 300{\rm{ }}V\). Một hạt bụi nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện và cách bản dưới của tụ điện \({d_1} = 0,8cm\). Hỏi trong bao nhiêu lâu hạt bụi sẽ rơi xuống mặt bản tụ, nếu hiệu điện thế giữa hai bản giảm đi một lượng \(\Delta U = 60{\rm{ }}V\).
Hạt bụi nằm cân bằng chịu tác dụng của trọng lực P và lực điện F: \(P = F\)
- Trước khi giảm U: \(P = mg.q.E = q.\frac{U}{d} \to m = \frac{{qU}}{{dg}}\)
- Sau khi giảm U: \({F_1} = \frac{{q\left( {U - \Delta U} \right)}}{d}\)
Hiệu lực \(F - {F_1}\) gây ra gia tốc cho hạt bụi:
\(F - {F_1} = \frac{{q.\Delta U}}{d} = m.a\)
\( \Rightarrow a = \frac{{\Delta U.g}}{U}\)
Ta có: \({d_1} = \frac{{a{t^2}}}{2} \to t = \sqrt {\frac{{2{d_1}}}{a}} = \sqrt {\frac{{2{d_1}U}}{{\Delta U.g}}} = 0,09s\)
Một quả cầu tích điện có khối lượng 0,1g nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện phẳng, đứng cạnh nhau d =1 cm. Khi hai bản tụ được nối với hiệu điện thế U =1000V thì dây treo quả cầu lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α = 100. Điện tích của quả cầu bằng:
+ Các lực tác dụng lên quả cầu \(\overrightarrow P ,\overrightarrow F ,\overrightarrow T \):
+ Quả cầu cân bằng => \(\overrightarrow P + \overrightarrow F + \overrightarrow T = \overrightarrow 0 \)
+ Ta có: \(F = P\tan \alpha = {q_0}.E = {q_0}.\frac{U}{d}\)
\( \Rightarrow {q_0} = \frac{{mgd\tan \alpha }}{U} = \frac{{0,{{1.10}^{ - 3}}.0,01.10.\tan 10^\circ }}{{1000}} = 1,{76.10^{ - 9}}C\)
Một electron bắt đầu bay vào điện trường đều \(E = 910V/m\) với vận tốc ban đầu \({v_0} = 3,{2.10^6}m/s\)cùng chiều đường sức của E. Biết \(e = - 1,{6.10^{ - 19}}C\), \(m = 9,{1.10^{ - 31}}kg\).
Gia tốc của electron trong điện trường đều có giá trị là:
Chọn trục Ox, có gốc O là vị trí mà electon bắt đầu bay vào điện trường, chiều dương trùng với chiều chuyển động.
Khi bay trong điện trường, electron chịu tác dụng của lực điện \(\overrightarrow F \)
+ Theo định luật II - Niutơn, ta có: \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \) (1)
+ Vì \(q = e < 0 \to \overrightarrow F \uparrow \downarrow \overrightarrow E \), mà \(\overrightarrow {{v_0}} \) cùng hướng với \(\overrightarrow E \) nên \(\overrightarrow F \) ngược chiều dương.
Chiếu (1) lên Ox, ta được:
\(\begin{array}{l} - F = ma \leftrightarrow - \left| q \right|E = ma\\ \to a = \frac{{ - \left| { - 1,{{6.10}^{ - 19}}} \right|910}}{{9,{{1.10}^{ - 31}}}} = - 1,{6.10^{14}}\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
=> electron chuyển động chậm dần với gia tốc: \(a = - 1,{6.10^{14}}\left( {m/{s^2}} \right)\)
Một electron bắt đầu bay vào điện trường đều \(E = 910V/m\) với vận tốc ban đầu \({v_0} = 3,{2.10^6}m/s\)cùng chiều đường sức của E. Biết \(e = - 1,{6.10^{ - 19}}C\), \(m = 9,{1.10^{ - 31}}kg\).
Thời gian mà electron chuyển động cho đến khi dừng lại là:
Ta có:
Gia tốc chuyển động của electron khi chuyển động trong điện trường: \(a = - 1,{6.10^{14}}\left( {m/{s^2}} \right)\) (tính ở câu trên)
+ Phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)
+ Electron dừng lại: \(v = 0 = {v_0} + at \to t = \frac{{ - {v_0}}}{a} = \frac{{3,{{2.10}^6}}}{{1,{{6.10}^{14}}}} = {2.10^{ - 8}}s\)
Một electron bắt đầu bay vào điện trường đều \(E = 910V/m\) với vận tốc ban đầu \({v_0} = 3,{2.10^6}m/s\)cùng chiều đường sức của E. Biết \(e = - 1,{6.10^{ - 19}}C\), \(m = 9,{1.10^{ - 31}}kg\).
Quãng đường mà electron đi được cho đến khi dừng lại là:
Ta có:
+ Gia tốc chuyển động của electron khi chuyển động trong điện trường: \(a = - 1,{6.10^{14}}\left( {m/{s^2}} \right)\) (tính ở câu trên)
+ Lại có: \({v^2} - v_0^2 = 2a{\rm{s}}\)
+ Electron dừng lại: v = 0
Ta suy ra: \(s = \frac{{0 - v_0^2}}{{2{\rm{a}}}} = \frac{{0 - {{\left( {3,{{2.10}^6}} \right)}^2}}}{{2.\left( { - 1,{{6.10}^{14}}} \right)}} = 0,032m = 3,2cm\)
Dưới tác dụng của lực điện trường, hai hạt bụi mang điện tích trái dấu đi lại gặp nhau. Biết tỉ số giữa độ lớn điện tích và khối lượng của các hạt bụi lần lượt là \(\frac{{{q_1}}}{{{m_1}}} = \frac{1}{{50}}\left( {C/kg} \right);\frac{{{q_2}}}{{{m_2}}} = \frac{3}{{50}}\left( {C/kg} \right)\). Hai hạt bụi lúc đầu cách nhau $d = 5 cm$ với hiệu điện thế $U = 100V$. Hai hạt bụi bắt đầu chuyển động cùng lúc với vận tốc đầu bằng $0$. Coi trọng lực của hạt bụi quá nhỏ so với lực điện trường. Xác định thời gian để hạt bụi gặp nhau?
Chọn chiều dương là chiều của véctơ \(\overrightarrow E \)
Giả sử \({q_1} > 0;{q_2} < 0\), khi đó hạt mang điện tích \({q_1}\) sẽ chuyển động theo chiều điện trường, hạt mang điện tích $q_2$ sẽ chuyển động ngược chiều điện trường.
+ Biểu thức định luật II - Niutơn cho mỗi hạt: \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{F_1}} = {m_1}\overrightarrow {{a_1}} \\\overrightarrow {{F_2}} = {m_2}\overrightarrow {{a_2}} \end{array} \right.\)
+ Chiếu lên chiều dương đã chọn, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = {m_1}{a_1}\\ - {F_2} = {m_2}{a_2}\end{array} \right.\)
.\( \to \left\{ \begin{array}{l}{a_1} = \dfrac{{{F_1}}}{{{m_1}}} = \dfrac{{\left| q \right|E}}{{{m_1}}} = \dfrac{{\left| q \right|U}}{{{m_1}d}} = \dfrac{1}{{50}}.\dfrac{{100}}{{0,05}} = 40\left( {m/{s^2}} \right)\\{a_2} = \dfrac{{ - {F_2}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{ - \left| q \right|E}}{{{m_2}}} = \dfrac{{ - \left| q \right|U}}{{{m_2}d}} = - \dfrac{3}{{50}}.\dfrac{{100}}{{0,05}} = - 120\left( {m/{s^2}} \right)\end{array} \right.\).
+ Quãng đường đi được của mỗi hạt khi đến gặp nhau: \(\left\{ \begin{array}{l}{s_1} = \dfrac{1}{2}{a_1}{t^2} = 20{t^2}\\{s_2} = \dfrac{1}{2}\left| {{a_2}} \right|{t^2} = 60{t^2}\end{array} \right.\)
+ Khi hai vật gặp nhau thì:
\(\begin{array}{l}d = {s_1} + {s_2} \leftrightarrow 20{t^2} + 60{t^2} = 0,05\\ \to t = 0,025{\rm{s}}\end{array}\)
Một hạt bụi có khối lượng \(m = {10^{ - 7}}g\) mang điện tích âm, nằm lơ lửng trong điện trường đều tạo bởi hai bản tích điện trái dấu, đặt song song và nằm ngang. Khoảng cách giữa hai bản là \(d = 0,5cm\) và hiệu điện thế giữa hai bản là \(U = 31,25V\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
Tính lượng electron thừa trong hạt bụi. Biết điện tích của electron \(e = - 1,{6.10^{ - 19}}C\)
+ Ta có, các lực tác dụng lên hạt bụi gồm lực điện và trọng lực
Hạt bụi nằm lơ lửng (tức là cân bằng) ta có các lực tác dụng lên hạt bụi: \(\overrightarrow {{F_d}} + \overrightarrow P = \overrightarrow 0 \)
Hay \({F_d} = P \Leftrightarrow qE = mg\)
\( \Rightarrow q = \dfrac{{mgd}}{U}\)
Ta suy ra, số hạt electron thừa trong hạt bụi là: \(n = \dfrac{q}{{\left| e \right|}} = \dfrac{{mgd}}{{U\left| e \right|}} = \dfrac{{{{10}^{ - 7}}{{.10}^{ - 3}}.10.\left( {0,{{5.10}^{ - 2}}} \right)}}{{31,25.1,{{6.10}^{ - 19}}}} = {10^6}\)
Một hạt bụi có khối lượng \(m = {10^{ - 7}}g\) mang điện tích âm, nằm lơ lửng trong điện trường đều tạo bởi hai bản tích điện trái dấu, đặt song song và nằm ngang. Khoảng cách giữa hai bản là \(d = 0,5cm\) và hiệu điện thế giữa hai bản là \(U = 31,25V\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
Nếu hạt bụi mất đi một nửa số electron có thừa thì hạt bụi sẽ chuyển động như thế nào?
+ Biểu thức định luật II Niu-tơn: \(\overrightarrow F + \overrightarrow P = m\overrightarrow a \) (1)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật, ta có (1) tương đương với \(P - F = ma\)
+ Khi mất bớt đi một nửa điện tích thì F giảm đi một nửa nên \(P > F\)
\( \Rightarrow \) hạt sẽ chuyển động đi xuống nhanh nhần đều với gia tốc \(a = \dfrac{{P - F}}{m}\)
\(a = \dfrac{{mg - \dfrac{q}{2}E}}{m} = \dfrac{{mg - \dfrac{{mg}}{2}}}{m} = \dfrac{g}{2} = 5m/{s^2}\)
Vậy, nếu hạt bụi mất đi một nửa số electron có thừa thì hạt bụi sẽ chuyển động nhanh dần đều đi xuống với gia tốc \(a = 5m/{s^2}\)
Một electron có động năng \({{\rm{W}}_d} = 200eV\) lúc bắt đầu đi vào điện trường đều của hai bản kim loại đặt song song tích điện trái dấu theo hướng đường sức. Hỏi hiệu điện thế giữa hai bản phải là bao nhiêu để hạt không đến được bản đối diện. Biết \(1eV = 1,{6.10^{ - 19}}J\)
Khi electron chuyển động từ bản này đến bản kia, thì nó chịu tác dụng của ngoại lực là lực điện trường.
+ Theo định lí động năng, ta có: \({{\rm{W}}_{{d_2}}} - {{\rm{W}}_{{d_1}}} = qE{d_{12}}\)
\( \Rightarrow {d_{12}} = \dfrac{{ - {{\rm{W}}_{{d_1}}}}}{{qE}} = \dfrac{{ - 200.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{{ - 1,{{6.10}^{ - 19}}.E}} = \dfrac{{200}}{E}\)
+ Để electron không đến được bản đối diện thì quãng đường nó đi được phải nhỏ hơn khoảng cách giữa hai bản này hay \({d_{12}} < d\) (1)
Lại có: \(d = \dfrac{U}{E}\) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: \(\dfrac{{200}}{E} < \dfrac{U}{E} \Rightarrow U > 200V\)
Một electron bay vào khoảng không giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu với vận tốc \({v_0} = 2,{5.10^7}m/s\) từ phía bản dương về phía bản âm theo hướng hợp với bản dương góc \({15^0}\). Độ dài của mỗi bản là \(L = 5cm\) và khoảng cách giữa hai bản là \(d = 1cm\). Hãy tính hiệu điện thế giữa hai bản, biết rằng khi ra khỏi điện trường vận tốc của electron có phương song song với hai bản.
+ Chọn hệ trục \(xOy\) như hình
+ Ta có, chuyển động của hạt được phân tích thành hai chuyển động.
- Theo phương ngang (Ox): hạt chuyển động thẳng đều với vận tốc ban đầu \({v_{0x}} = {v_0}cos\alpha \)
- Theo phương Oy: hạt chuyển động biến đổi đều với vận tốc đầu: \({v_{0y}} = {v_0}\sin \alpha \)
+ Phương trình vận tốc theo các trục: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_x} = {v_0}cos\alpha \\{v_y} = {v_0}\sin \alpha + at\end{array} \right.\)
+ Vì khi ra khỏi điện trường, vận tốc có phương ngang nên thành phần \({v_y} = 0\) do đó ta có:
\({v_0}\sin \alpha + at = 0 \Rightarrow t = \dfrac{{ - {v_0}\sin \alpha }}{a}\) (1)
+ Phương trình chuyển động theo phương Ox: \(x = \left( {{v_0}cos\alpha } \right)t\)
Khi ra khỏi điện trường thì \(x = L \Leftrightarrow \left( {{v_0}cos\alpha } \right)t = L\) (2)
Từ (1) và (2), ta có: \(\left( {{v_0}cos\alpha } \right)\dfrac{{ - {v_0}\sin \alpha }}{a} = L\) (3)
+ Mặt khác, ta có gia tốc của electron khi chuyển động trong điện trường: \(a = \dfrac{{ - F}}{m} = \dfrac{{ - \left| q \right|E}}{m} = \dfrac{{ - \left| q \right|U}}{{md}}\) (4)
Từ (3) và (4), ta có:
\(\eqalign{
& \left( {{v_0}cos\alpha } \right){{ - {v_0}\sin \alpha } \over {{{ - \left| q \right|U} \over {md}}}} = L \cr
& \Rightarrow U = {{mdv_0^2.\sin 2\alpha } \over {2\left| q \right|L}} = {{\left( {9,{{1.10}^{ - 31}}} \right).\left( {0,01} \right).{{\left( {2,{{5.10}^7}} \right)}^2}.\sin {{30}^0}} \over 2.{1,{{6.10}^{ - 19}}.0,05}} = 177,7V \cr} \)
Một hạt bụi có khối lượng \(m = {10^{ - 11}}\,\,g\) nằm trong khoảng hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Khoảng cách giữa hai bản \(d = 0,5\,\,cm\). Chiếu ánh sáng tử ngoại vào hạt bụi, do mất một phần điện tích, hạt bụi sẽ mất cân bằng. Để thiết lập lại cân bằng, người ta phải tăng hiệu điện thế giữa hai bản lên một lượng \(\Delta U = 34\,\,V\). Biết rằng hiệu điện thế giữa hai bản lúc đầu bằng \(306,3\,\,V\). Lấy \(g = 10\,\,m/{s^2}\). Điện lượng đã mất đi là?
Các lực tác dụng lên hạt bụi gồm: Trọng lực \(\overrightarrow P \) , lực điện \(\overrightarrow F \)
Điều kiện cân bằng của hạt bụi: \(\overrightarrow F + \overrightarrow P = 0 \to F = P \leftrightarrow qE = mg \to q = \frac{{mg}}{E}\)
Mặt khác: \(E = \frac{U}{d} \to q = \frac{{mg}}{{\frac{U}{d}}} = \frac{{mgd}}{U}\)
Áp dụng cho lúc đầu và lúc sau, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{q_1} = \frac{{mg{\rm{d}}}}{U}\\{q_2} = \frac{{mg{\rm{d}}}}{{U + \Delta U}}\end{array} \right.\)
\( \to \Delta q = {q_1} - {q_2} = mg{\rm{d}}\left( {\frac{1}{U} - \frac{1}{{U + \Delta U}}} \right) = {10^{ - 11}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{ - 3}}{\rm{.10}}{\rm{.0,005}}{\rm{.}}\left( {\frac{1}{{306,3}} - \frac{1}{{306,3 + 34}}} \right) = 1,{63.10^{ - 19}}C\)
Một hạt bụi tích điện có khối lượng \(m = {5.10^{ - 6}}g\) nằm cân bằng trong điện trường đều có hướng thẳng đứng lên trên và có cường độ \(E = 2000V/m\), lấy \(g = 10m/{s^2}\). Điện tích của hạt bụi là:
Lực tác dụng vào hạt bụi: \(\overrightarrow P ;\overrightarrow {{F_d}} \)
Hạt bụi cân bằng: \(\overrightarrow P + \overrightarrow {{F_d}} = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow P \uparrow \downarrow \overrightarrow {{F_d}} \,\,\left( 1 \right)\\P = {F_d}\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Từ (1) \( \Rightarrow \overrightarrow {{F_d}} \) hướng lên và cùng chiều \(\overrightarrow E \)\( \Rightarrow q > 0\)
Giải (2) ta có:
\(mg = \left| q \right|E \Rightarrow \left| q \right| = \dfrac{{mg}}{E} = \dfrac{{{{5.10}^{ - 9}}.10}}{{2000}} = 2,{5.10^{ - 11}}C\)
\( \Rightarrow q = 2,{5.10^{ - 11}}C\)
Hai điện tích \({q_1} = 8\,\,\mu C\) và \({q_2} = - 2\,\,\mu C\) có cùng khối lượng và ban đầu chúng bay cùng hướng cùng vận tốc vào một từ trường đều. Điện tích \({q_1}\) chuyển động cùng chiều kim đồng hồ với bán kính quỹ đạo \(4\,\,cm\). Điện tích \({q_2}\) chuyển động
Hai điện tích trái dấu → chúng chuyển động ngược chiều
→ điện tích \({q_2}\) chuyển động ngược chiều kim đồng hồ
Bán kính quỹ đạo chuyển động của điện tích là: \(R = \dfrac{{mv}}{{\left| q \right|B}} \Rightarrow R \sim \dfrac{1}{{\left| q \right|}}\)
Ta có: \(\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{\left| {{q_2}} \right|}} = 4 \Rightarrow \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{1}{4} \Rightarrow {R_2} = 4{R_1} = 4.4 = 16\,\,\left( {cm} \right)\)
Một hạt proton chuyển động ngược chiều đường sức điện trường đều với tốc độ ban đầu 4.105 m/s. Cho cường độ điện trường đều có độ lớn E = 3000 V/m, e = 1,6.10 – 19 C, mp = 1,67.10 – 27 kg. Bỏ qua tác dụng của trọng lực lên proton. Sau khi đi được đoạn đường 3 cm, tốc độ của proton là
Ta có:
Gia tốc:
\(a = - \dfrac{{qE}}{m} = - \dfrac{{1,{{6.10}^{ - 19}}.3000}}{{1,{{67.10}^{ - 27}}}} = - 2,{87.10^{ - 11}}\) (dấu “-” do proton chuyển động ngược chiều \(\overrightarrow E \))
Áp dụng công thức độc lập với thời gian:
\({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{a}}s \Leftrightarrow v = \sqrt {2.( - 2,{{87.10}^{11}}).0,03 + {{\left( {{{4.10}^5}} \right)}^2}} = 3,{78.10^5}m/s\)
Một electron bay trong điện trường giữa hai bản kim loại đặt song song, đã tích điện và cách nhau 2 cm, với vận tốc 3.107 m/s theo phương song song với các bản. Khi electron đi được đoạn đường 5cm, nó bị lệch đi 2,5mm theo phương của đường sức điện trong điện trường. Coi điện trường giữa hai bản là điện trường đều. Bỏ qua tác dụng của trọng lực của electron. Hiệu điện thế giữa hai bản gần giá trị nào sau đây nhất?
Khảo sát chuyển động của electron gồm 2 chuyển động:
+ Chuyển động vuông góc với đường sức là chuyển động thẳng đều => Phương trình chuyển động là: x = v.t
=> Thời gian đi đoạn đường 5cm là:
\(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{0,05}}{{{{3.10}^7}}} = 1,{67.10^{ - 9}}s\)
+ Chuyển động dọc theo đường sức là chuyển động nhanh dần đều:
\(y = \dfrac{1}{2}a{t^2}\) với \(a = \dfrac{F}{m} = \dfrac{{qE}}{m} = \dfrac{{qU}}{{d.m}}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow 0,0025 = 0,5.\dfrac{{1,{{6.10}^{ - 19}}.U}}{{0,02.9,{{1.10}^{ - 31}}}}.{\left( {1,{{67.10}^{ - 19}}} \right)^2}\\ \Rightarrow U \approx 204V\end{array}\)
Hai tấm kim loại phẳng, tích điện trái dấu, đặt song song, nằm ngang trong chân không. Một điện tích dương có vận tốc đầu bằng 0 di chuyển từ tấm này sang tấm kia như hình vẽ. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn mối liên hệ giữa động năng Ek của hạt theo quãng đường đi được x từ bản dương?
Nhận xét: điện trường giữa hai tấm kim lại tích điện trái dấu là điện trường đều có cường độ E
Lực điện tác dụng lên điện tích là:
\(F = \left| q \right|E = ma \Rightarrow a = \frac{{\left| q \right|E}}{m}\)
Chuyển động của điện tích có phương trình là:
\({v^2} - {v_0}^2 = 2ax \Rightarrow {v^2} = 2ax = 2\frac{{\left| q \right|E}}{m}x\)
Động năng của hạt là:
\({E_k} = \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}.m.2\frac{{\left| q \right|E}}{m}x = \left| q \right|Ex\)
→ Đồ thị động năng Ek theo quãng đường x là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
Một electron bay trong điện trường giữa hai bản kim loại đặt song song, đã tích điện và cách nhau \(2\,\,cm\), với vận tốc \({3.10^7}\,\,m/s\) theo phương song song với các bản. Khi electron đi được đoạn đường \(5\,\,cm\), nó bị lệch đi \(2,5\,\,mm\) theo phương của đường sức điện trong điện trường? Coi điện trường giữa hai bản là điện trường đều. Bỏ qua tác dụng của trọng lực của electron. Hiệu điện thế giữa hai bản gần giá trị nào sau đây nhất?
Gia tốc của electron là: \(a = \dfrac{{{F_d}}}{m} = \dfrac{{e.E}}{m} = \dfrac{{e.U}}{{m.d}}\)
Gia tốc theo phương Ox là: \({a_x} = 0\)
Gia tốc theo phương Oy là: \({a_y} = \dfrac{{eU}}{{md}}\)
Vận tốc theo phương Ox và Oy là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{v_x} = {v_0}\\{v_y} = {v_{0y}} + {a_y}.t = \dfrac{{eU}}{{md}}.t\end{array} \right.\)
Phương trình chuyển động của electron theo phương Ox và Oy là:
\(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + {v_{0x}}t + \dfrac{1}{2}{a_x}.{t^2} = {v_0}.t \Rightarrow t = \dfrac{x}{{{v_0}}}\\y = {y_0} + {v_{0y}}.t + \dfrac{1}{2}{a_y}{t^2} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{eU}}{{md}}{t^2} = \dfrac{{eU}}{{2md.{v_0}^2}}.{x^2}\end{array} \right.\)
Thay số ta có:
\(2,{5.10^{ - 3}} = \dfrac{{1,{{6.10}^{ - 19}}.U}}{{2.9,{{1.10}^{ - 31}}.0,02.{{\left( {{{3.10}^7}} \right)}^2}}}.0,{05^2} \Rightarrow U = 204,75\,\,\left( V \right)\)