Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ôn tập học kì I – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ..............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 35
Ôn tập học kì I.
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Giúp hs tự hệ thống hoá các kiến thức cơ bảnvề di truyền và biến dị và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyệnkĩ năng tư duy, tổng hợp hệ thống hoá kiến thức, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống.
II.Chuẩn bị tài liệu và TBDH:
+GV: - Tranh ảnh liên quan đến phần di truyền.
- Hệ thống kiến thức phần di truyền và biến dị.
+ HS: Phiếu học tập bảng 40.1 - 40.5 sgk ( T116- 117)
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
9A9B
9C9D
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra lồng vào bài
3. Bài mới:
*Đặt vấn đề: (Chúng ta đã nghiên cứu xong phần Di truyền và biến dị. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức đó.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1 - GV phân chia lớp thành 10 nhóm: 2 nhóm nghiên cứu 1 bảng.( bảng 40.1 - 40.5 sgk) - GV quan sát các nhóm ghi những kiến thức cơ bản. - GV chữa bài cách: y/c các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - GV lấy kiến thức trong SGV làm chuẩn trong các bảng từ 40.1 - 40.5 sgk( T129- 131) Hoạt động 2 - GV cho hs thảo luận toàn lớp theo câu hỏi sgk ( T 117) để hs được trao đổi bổ sung kiến thức cho nhau. - GV viết sơ đồ: ADN->mARN->Prôtêin->t.trạng Y/c HS giải thích. ?Giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình/ ? Vì sao n/c DT người cần có những phương pháp thích hợp ? Chức năng của DT y học tư vấn là gì? ? Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào? ? Vì sao kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong SH hiện đại? ? Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hoá giống ? Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? - GV nhận xét hoạt động của hs và giúp hs hoàn thiện kiến thức. |
I. Hệ thống hoá kiến thức. - Kiến thức chuẩn ( Bảng 40.1 - 40.5 sgk) II. Câu hỏi ôn tập. Câu 1: Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa gen và tính trạng. + Cụ thể: Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu thành nên prôtêin. + P chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng. Câu 2: Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. + Vận dụng: Bất kì 1 giông nào( kiểu gen) muốn có năng suất( số lượng- kiểu hình) cần được chăm sóc tốt( ngoại cảnh) Câu 3: Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì: + ở người sinh sản muộn và đẻ ít con. + Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì lí do XH. Câu 4: Sự hiểu biết về DT y học tư vấn có tác dụng gì? DT yhọc tư vấn giúp chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền. Câu 5:Ưu thế của công nghệ TB. + Chỉ nuôi cấy TB, mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo ¦ tạo ra cơ quan hoàn chỉnh. + Rút ngắn thời gian tạo giống. + Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người. Câu 6: Vì sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong Sinh học hiện đại: - Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể loài khác. Câu 7:Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hoá giống? - Là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại Câu 8: Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? - Vì có hiện tượng phân li tạo các cặp gen đồng hợp vì vậy số cặp gen dị hợp giảm.Trong các gen đồng hợp có đồng hợp gen lặn( có hại) |
4. Củng cố và luyện tập
- GV đánh giá sự chuẩn bị và các hoạt động nhóm.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Hoàn thành các câu hỏi còn lại ở sgk( T117) .
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ôn tập học kì I – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: ..............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 35Ôn tập học kì I
I.MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2.Về kĩ năng:
- rèn luyện k:ĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
3.Về thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức ôn tập tốt để làm bài kiểm tra học kỳ I đạt hiệu quả cao .
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II.CHUẨN BỊ.
- Bảng 40.1 tới 40.5 SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Ổn định Lớp
Kiểm tra: Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa gen và tính trạng
Bài mới:
Khởi động: Gv yêu cầu HS làm các bài tập:
B.Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
1)Ở cà chua , gen A qui định màu quả đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình ở F1 trong các trường hợp sau:
a.P: Cây quả vàngxcây quả vàng
b.P: Cây quả đỏxcây quả vàng
c.P: Cây quả đỏxcây quả đỏ.
2) Một phân tử ADN có tổng cácloại Nu là 1760 , trong đó A – T = 540, Tính các loại Nu còn lại ?
3) Một phân tử ADN có chiều dài là 3162Ao. Tìm tổng số Nu trong phân tử ADN .
4)Một phân tử ADN có 150 Nu loại X .Số Nu loại G =T .Tìm tổng số Nu trong phân tử ADN ?
5) Một đoạn gen có 1200 Nu loại T,và số Nu loại A gấp 3 lần loại G .
a. Tìm các loại Nu còn lại ?
b. Tìm tổng các loại Nu ?
c. Tìm chiều dài của đoạn gen ?
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
Mục tiêu:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
B1:GV chia lớp thành 10 nhóm nhỏ và yêu cầu: + 2 nhóm cùng nghiên cứu 1 nội dung. + Hoàn thành bảng kiến thức từ 40.1 đến 40.5 B2:GV quán sát, hướng dẫn các nhóm ghi kiến thức cơ bản. B3:GV nhận xét, đánh giá giúp HS hoàn thiện kiến thức. |
- Các nhóm kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành nội dung các bảng. - Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tự sửa chữa và ghi vào vở bài tập |
Thông tin các bảng 40.1->40.5 |
Bảng 40.1 – Tóm tắt các quy luật di truyền
Tên quy luật |
Nội dung |
Giải thích |
Ý nghĩa |
Phân li |
Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp. |
Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. - Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng. |
- Xác định tính trội (thường là tính trạng tốt). |
Phân li độc lập |
Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. |
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. |
Tạo biến dị tổ hợp. |
Di truyền liên kết |
Các tính trạng do nhóm nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau. |
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào. |
Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi. |
Di truyền liên kết với giới tính |
ở các loài giao phối tỉ lệ đực; cái xấp xỉ 1:1 |
Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính. |
Điều khiển tỉ lệ đực: cái. |
Bảng 40.2 – Những diễn biến cơ bản của NSTqua các kì trong nguyên phân và giảm phân
Các kì |
Nguyên phân |
Giảm phân I |
Giảm phân II |
Kì đầu |
NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động. |
NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo. |
NST kép co ngắn lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). |
Kì giữa |
Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau |
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. |
Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào. |
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. |
Kì cuối |
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ. |
Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n (kép) bằng 1 nửa ở tế bào mẹ. |
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn). |
Bảng 40.3 – Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Các quá trình |
Bản chất |
ý nghĩa |
Nguyên phân |
Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n NST giống như mẹ. |
Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở loài sinh snả vô tính. |
Giảm phân |
Làm giảm số lượng NST đi 1 nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) bằng 1/2 của tế bào mẹ. |
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. |
Thụ tinh |
Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n). |
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. |
Bảng 40.4 – Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin
Bảng 40.5 – Các dạng đột biến
Các loại đột biến |
Khái niệm |
Các dạng đột biến |
Đột biến gen |
Những biến đổi trong cấu trúc cấu ADN thường tại 1 điểm nào đó |
Mất, thêm, thay thé, đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. |
Đột biến cấu trúc NST |
Những biến đổi trong cấu trúc NST. |
Mất, lặp, đảo đoạn. |
Đột biến số lượng NST |
Những biến đổi về số lượng NST. |
Dị bội thể và đa bội thể. |
Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập
Mục tiêu:
IV.Câu hỏi:
1. Trình bày cấu trúc vật chất và chức năng của: AND, ARN, NST, Protêin.
2. Cơ chế tự nhân đôi của phân tử AND, sự tổng hợp ARN
3. Đột biến Gen, đột biến NST, so sánh đột biến và thường biến, cơ phát sinh các loại đột biến
4. Vì sao nói đột biến Gen hay NST thường gây hại cho bản thân sinh vật và con người.
5. Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ nầy vào thực tiễn sản xuất như thế nào?
V.bài tập :
Phát biểu định luật đồng tính , phân tính , phân ly độc lập .Thế nào là lai phân tích ? Viết các sơ đồ lai để vận dụnglàm bài tập ( AA x AA, AA x Aa , AA x aa, Aa x Aa, aa x aa), phân biệt thuần chủng và không thuần chủng.
Lai cà chua quả đỏ -trội hoàn toàn -với cà chua quả xanh (lặn) .Xác định kiểu gen , kiểu hình của F1 và F2.
Lai ruồi cánh dài với ruồi cánh ngắn . F1 thu toàn ruồi cánh dài .
a. Xác định tính trạng nào là trội , lặn ? Giải thích ?
b. Nếu cho ruồi F1 lai với ruồi cánh ngắn thì kết quả sẽ như thế nào ? Viết sơ đồ lai và cho biết kiểu gen, kiểu hình .
c. Làm thế nào để chọn được ruồi cánh dài thuần chủng ở F2 .
4.Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV nhận xét,đánh giá sự chuẩn bị của các nhóm, chất lượng làm bài của các nhóm.
5.vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
6.Dặn dò
Chuẩn bị nội dung ôn tập thật tốt để chuẩn bị kiểm tra theo KH của trường
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………