Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (Tiếp theo) mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TT)

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.

1. Kiến thức:

-HS hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của Menđen. - Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH:

GV: Tranh hình 5 SGK và bảng phụ ghi nội dung bảng 5

HS: Tìm hiểu trước bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

9A9C

9B9D

2. Kiểm tra bài cũ:

GV chép bài tập lên bảng: Cặp tính trạng thứ nhất có tỉ lệ phân li: 3: 1. Cặp tính trạng thứ 2 có tỉ lệ phân li: 1: 1. Sự di truyền độc lập 2 cặp tính trạng này sẽ cho tỉ lệ phân li như thế nào?

- GV bổ xung: Vì 2 cặp tính trạng này phân li độc lập với nhau nên F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó: ( 3: 1) ( 1: 1) = 3 : 3: 1: 1.

3. Dạy và học bài mới:

* Đặt vấn đề: GV Y/C HS nhắc lại quy luật phân li. Vậy Menđen giải thích kết quả TNo và quy luật phân li độc lập có ý nghĩa như thế nào?

Hoạt động của thầy & trò

Nội dung

Hoạt động 1

GV Y/C HS nhắc lại tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2 ?

HS nêu tỉ lệ:

Vàng3Trơn3

Xanh1Nhăn1

? Từ kết quả trên cho ta biết điều gì.

HS trả lời.

-GV chốt lại kiến thức.

- GV Y/C HS nghiên cứu thông tin, giải thích kết quả thí nghiệm theo quan niệmcủa Menđen

HS các nhóm thực hiện lệnh SGK (T17)

HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung

- GV gọi 1HS lên bảng điền nội dung vào bảng 5 SGK ( GV đưa ra bảng phụ )

- GV chốt lại kiến thức

Hoạt động 2

GV Y/C HS tìm hiểu thông tin, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:

? Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú.

? Nêu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.

HS trả lời:

- F2 có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền, đã hình thành các kiểu gen khác P

- Có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá của sinh vật.

GV mở rộng:

Nếu gọi n là số cặp gen dị hợp (phân li độc lập) thì:

+ Số loại giao tử:2n

+Số loại kiểu hình: 2n

+ Số hợp tử:4n

+ Tỉ lệ phân li kiểu gen: (1+2+1)n

+ Số loại k.gen:3n

+Tỉ lệphân li kiểu hình : (3+1)n

* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài

III. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.

- Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định.

- Ở cơ thể lai F1khi hình thành giao tử do khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b như nhau=> tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau.

- Do sự kết hợp ngẫu nhiên 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái =>F2có 16 tổ hợp giao tử.

- Sơ đồ lai SGK (T17)

II.Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.

- Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp, đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.

- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.

4. Củng cố và luyện tập:

? Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào.

? Kết quả một phép lai có tỉ lệ kiểu hình 3:3:1: 1. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên.

? Cơ thể Aa cho 2 loại giao tử; Cơ thể AaBb cho 4 loại giao tử.Vậy cơ thể AaBbCc cho mấy loại giao tử?

Đ/án :

- 8 loại giao tử

- Vì 1 cặp gen dị hợp tử cho 2 giao tử nên sự tổ hợp tự do của 3 cặp gen dị hợp tử sẽ cho :2 x 2 x 2 = 8 giao tử.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK

- Các nhóm làm trước TNo:

+ Gieo 1 đồng xu và gieo 2 đồng xu, gieo 25 lần.

+ Thống kê kết quả.

Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 5:

LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TT)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

+HS hiểu và giải thíchđược kết quảlai 2 cặp tính trạng theo quan niệm của Men Đen

+HS phân tích được ý nghĩa của qui luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.

2. Kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, liên hệ trong tự nhiên

3. Thái độ: Yêu thích môn học

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 5

- Tranh phóng to H 5 SGK

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới , kẻ phiếu học tập

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phát biểu nội dung thí nghiệm lai 2 cặp tt của MĐ..

- Biến dị tổ hợp là gì? nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: Căn cứ vào đâu mà Men đen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau?

HS trả lời có thể chưa chính xác

B2: Men đen đã giải thích kết quả của mình như thế nào để đi đến kết luận về nội dung quy luật? Quy luật của Men đen có ý nghĩa như thế nào?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm

Mục tiêu: Học sinh hiểu và giải thích kết quả TN theo quan điểm MenDen và rút ra nhận xét.

B1: GV y/c HS nhắc lại tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2?

HS nêu được tỉ lệ: Vàng / xanh ~ 3/1 ; Trơn / nhăn ~ 3/1

- Từ kết quả trên cho ta kết luận gì?

- HS rút ra kết luận

B2: GV y/c HS nghiên cứu thông tingiải thích kết quả thí nghiệm ?

- HS tự thu nhận thông tin thảo luận nhómthống nhất câu trả lời

- Đại diện nhóm lên trình bày trên hình 5.

- Các nhóm khác bổ sung

B3: GV lưu ý cho HS : ở cơ thể lai F1 khi hình thành giao tử do khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b như nhautạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau.

- Tại sao ở F2 lại có 16 tổ hợp giao tử hay hợp tử ?

- HS vận dụng kiến thứcnêu được :Do sự kết hợp ngẩu nhiên của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cáiF2 có 16 tổ hợp .

B4: GV .ở F2 xuất hiện 16 hợp tử vì đây là kết quả sự tổ hợp ngẫu nhiênqua thụ tinh của4 loại giao tửđực và cái

- Căn cứ vào đâu mà Men đen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau?

-HS: Vào tỉ lệ 9:3:3:1=(3 vàng : 1 xanh)(3tr:1nh)

- Yêu cầu hs nêu nd quy luật phân li độc lập.

-.GV hướng dẫn cách xác định kiểu hình và kiểu gen ở F2yêu cầu HS hoàn thành bảng 5 (trang 18)

- HS căn cứ vào H 5hoàn thành bảng.

IV.MENĐEN GIAI THÍCH KẾT QUẢTHÍ NGHIỆM

- Men Đen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (gen) qui định.

- Qui ước:

Gen A qui định hạt vàng

Gen a qui định hạt xanh

Gen B qui định vỏ trơn

Gen b qui định vỏ nhăn

Kiểu gen vàng, trơn thuần chủng có kiểu gen:

AABB còn kiểu gen xanh, nhăn : aabb

- Nd quy luật phân li độc lập : Các cặp nhân tố di truyền (gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.


Kiểu hình

Tỉ lệ F2

Hạt vàng, trơn

Hạt vàng, nhăn

Hạt xanh, trơn

Hạt xanh, nhăn

Tỉ lệ mỗi kiểu gen ở F2

1 AABB

2 AaBB

2 AABb

4 AaBb

1 Aabb

2 Aabb

1 aaBB

2 aaBb

1 aabb

Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2

9 hạt vàng, trơn

3hạt vàng, nhăn

3 hạt xanh, trơn

1 hạt xanh, nhăn

Hoạt động 2:

Mục tiêu: Nêu được ứng dụng của quy luật phân ly trong sản xuất và đời sống, ý nghĩa trong chọn giốngvà tiến hóa, giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

B1: GV y/c HS nghiên cứu thông tinthảo luận các câu hỏi

+ Tại sao ở loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú ?

+ Nêu ý nghĩa của qui luật phân li độc lập?

HS sử dụng tư liệu trong bài để trả lời. Cần nêu được

+ F2 có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyềnhình thành các kiểu gen khác P

+ Sử dụng qui luật phân li độc lập có thể giải thích được sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

B2: GV có thể đưa ra công thức tổ hợp để phân tích cho HS

KG: (1:2:1)(1:2:1)

KH: (3:1)(3:1)

IV.Ý NGHĨA CỦA QUI LUẬT PHÂNLIĐỘCLẬP

- Qui luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp, đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen

- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá

             

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

1,Kết luận chung:HS đọc kết luận SGK

2, Ở người, gen A qđ tóc xoăn, gen a qđ tóc thẳng, gen B qđ mắt đen, b qđ mắt xanh. Các gen plđl.

Bố tóc thẳng, mắt xanh. Chọn mẹ có kiểu gen phù hợp để sinh ra con đều có kg mắt đen, tóc xoăn.

a, AaBb

b, AaBB

c, AABb

d, AABB

Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Trong một quần thể, xét một cặp gen có 2 alen tương ứng B và b, các kiểu gen có thể có là:

a, Bb và bb

b, Bb

c, BB, Bb, bb

d, BB, bb, Bb, B, b

Trong quần thể có sự tổ hợp tự do của các alen.

4. Dặn dò: (1 phút)

Học bài trả lời câu hỏi SGK

GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK

Mỗi nhóm chuẩn bị 2 đồng xu và kẻ trước bảng 6.1 và 6.2

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………