Giáo án Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 39

Các phương pháp chọn lọc.

A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức:

- Giúp hs trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu điểm của phương pháp chọn lọc này. Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức và hoạt động nhóm.

-3. Thái độ:

Giáo dục cho hs ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học

II. Chuẩn bị tài lại và TBDH::

GV: -Tranh hình 36.1& 36.2 SGK

HS: - Nghiên cứu sgk

III.Tiến trình tổ chức dạy và học:

1. ổn định tổ chức:

9A9B

9C9D

2.Kiểm tra bài cũ

? Ưu thế lai là gì. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.

? Lai kinh tế là gì. ở nước ta lai kinh tế được thực hiện như thế nào.

3. Dạy và học bài mới:

* Đặt vấn đề: Để tạo ra những giống mới, tốt phù hợp với nhu cầu cần sử dụng người ta dựa vào những phương pháp nào cho thích hợp.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin sgk ¦ thảo luận các câu hỏi sau:

? Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống.

- HS: + Nhu cầu của con người.

+ Tránh thoái hóa.

- GV y/c đại diện các trình bày.

Hoạt động 2:

- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin phần II

Thảo luận nhóm để hoàn thành lệnh SGK

? Chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần giống và khác nhau ntn?

-CLHL một lần bắt đầu thực hiện ở năm 1, trên đối tượng ban đầu; CLHL 2 lần bắt đầu ở năm 2trên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1.

? Có 2 giống lúa......Giống A bắt đầu giảm đồng đều về độ cao, tgian sinh trưởng còn giống B có sự sai khác rõ rệt giữa các cá thể về 2 tính trạng nói trên? Sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào?

- CLHL 1 lần thích hợp với giống lúa A. Còn CLHL 2 lần hay nhiều lần thích hợp với giống lúa B.

Hoạt động 3:

- HS n/cứu thông tin III -> thảo luận nhóm để : So sánh chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể về: Khái niệm, cách tiến hành, ưu nhược điểm.( hoàn thành trên PHT)

- GV gọi hs lên bảng hoàn thành.

- HS khác bổ sung

- GV chốt lại đáp án đúng.

I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống.

- Chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu ding.

- Tạo ra giống mới cải tạo giống cũ.

II. Chọn lọc hàng loạt

III. Chọn lọc cá thể.

Chọn lọc hàng loạt

Chọn lọc cá thể

Khái niệm

- Trong 1 quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào kiểu hình người ta chọn 1 nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.

- Trong quần thể khởi đầu chọn lấy 1 số ít cá thể tốt nhất rồi nhân lên 1 cách riêng lẻ theo từng dòng.

Tiến hành

- Gieo giống khởi đầu ¦ chọn những cây ưu tú và hạt thu hoạch chung để giống cho vụ sau rồi so sánh với giống ban đầu và giống đối chứng.

- Trên ruộng giống khởi đầu chọn những cá thể tốt nhất, hạt của cây được gieo riêng ¦ so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu ¦ chọn được dòng tốt nhất

Ưu điểm

- Đơn giản, dễ làm ít tốn kém

- Kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nhanh chóng đạt hiệu quả.

Nhược điểm

- Không kiểm tra được K.gen, không củng cố tích lũy được b. dị

- Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rải.

- GV y/c hs so sánh phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần với phương pháp chọn hàng loạt 2lần.

+ Chọn lọc hàng loạt (CLHL) và chọn lọc cá thể(CLCT) giống nhau ở điểm nào?

-Đều lựa chọn giống tốt .

-chọn một lần hoặc nhiều lần.

+ CLHL và CLCT khác nhau ntn?

* CLCT: Cá thể con cháu gieo riêng để đánh giá. Thích hợp với cây tự thụ phấn, nhân giống vô tính.

- Với cây giao phấn phải chọn lọc nhiều lần.

- Với vật nuôi dùng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau.

* CLHL: Cá thể con cháu gieo chung, thích nghi với cây giao phấn, tự thụ phấn và cả vật nuôi

4.Củng cố và luyện tập:

- Gọi hs đọc kết luận sgk

? Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk

-Đọc trước bài: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam.

- Kẻ phiếu học tập:


Nội dung

Thành tựu

Phương pháp

Ví dụ

Chọn giống vật nuôi

Chọn giống cây trồng

Giáo án Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 39

Các phương pháp chọn lọc.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ HS trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đối với đối tượng nào, những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc

+ Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào?

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng tổng hợp. khái quát kiến thức.

+ Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

+ Giáo dục ý thức lòng yêu thích sản xuất nông nghiệp .

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

-Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-T­ranh phóng to H 36.1 và 36.2 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai?

- Lai kinh tế là gì? ở nước ta lai kinh tế được thực hiện như thế nào?

2.Bài mới:

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Gv cho hs sưu tầm về các cách chọn giống lúa, ngô, khoai, đỗ, lạc, vừng của nhân dân ta từ trước tới giờ. Các nhóm báo cáo vào phiếu học tập.

B.Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1:I.TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CHỌN LỌC TRONG CHỌN GIỐNG

Mục tiêu cần đạt: - HS nêu được vai trò quan trọng của chọn lọc trong chọn giống.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

B1: GV hỏi:

? Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống

B2: GV nhận xét và yêu cầu HS khái quát kiến thức

- HS nghiên cứu SGK trang 105 trả lời câu hỏi.

Yêu cầu:

+ Nhu cầu của con người

+ Tránh thoái hoá

- HS tả lời – Lớp bổ sung.

I Vai trò của chọn lọc:

* Kết luận :

- Chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng.

- Tạo ra giống mới, cải tạo giống cũ.

Hoạt động 2:II. PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC TRONG CHỌN GIỐNG

Mục tiêu cần đạt: - HS trình bày được phương pháp, ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể và thích hợp đối với đối tượng nào.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

B1:GV đưa câu hỏi:

? Thế nào là chọn lọc hàng loạt ? Tiến hành như thế nào ? Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp này

B2: GV cho HS trình bày bằng H 36.1 SGK

- GV nhận xét đánh giá.

- GV cho học sinh trả lời câu hỏi mục SGK trang 106.

B3: GV nêu câu hỏi:

? Thế nào là chọn lọc cá thể ? Tiến hành như thế nào ?

? Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp này.

- GV đánh giá hoạt động của nhóm và yêu cầu HS tổng hợp kiến thức.

B4: GV yêu cầu HS

? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

- HS nghiên cứu SGK trang 105 và 106 kết hợp với hình vẽ trả lời câu hỏi.

Yêu cầu nêu được:

+ Định nghĩa

+ Ưu điểm: đơn giản

+ Nhược điểm: không kiểm tra được kiểu gen

- Một vài HS trình bày – lớp bổ sung.

- HS tổng hợp kiến thức

- HS trao đổi nhóm dựa vào kiến thức mới có ở mục trên thống nhất ý kiến

Yêu cầu nêu được:

- Sự sai khác giữa chọn lọc lần 1 và lần 2

+ Chọn lần 1 trên đối tượng ban đầu

+ Chọn lần 2 trên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1.

- Giống lúa A: chọn lọc lần 1. Giống lúa B chọn lọc lần 2.

- HS nghiên cứu SGK và hình 36.2 ghi nhớ kiến thức

- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS lấy Ví dụ SGK và tư liệu sưu tầm

- HS trao đổi nhóm dựa trên kiến thức ở các hoạt động trên, yêu cầu :

+ Giống nhau: đều chọn lựa giống tốt, chọn 1 lần hay nhiều lần

+ Khác nhau: cá thể con cháu được gieo riêng để đánh giá đối với chọn lọc cá thể, còn chọn lọc hàng loạt cá thể con cháu gieo chung.

II. Phương pháp chọn lọc:

1) Chọn lọc hàng loạt

* Kết luận :

- Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào kiểu hình người ta chọn một nhóm cá thể phù hợp với Mức độ chọn lọc để làm giống.

- Tiến hành: gieo giống khởi đầu chọn những cây ưu tú và hạt thu hoạch chung để giống cho vụ sau so sánh với giống ban đầu và giống đối chứng.

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ làm ít tốn kém.

+ Nhược điểm: không kiểm tra được kiểu gen, không cũng cố tích luỹ được biến dị.

b) Chọn lọc cá thể.

* Kết luận :

- Trong quần thể khởi đầu chọn lấy 1 số ít cá thể tốt nhất rồi nhân lên 1 cách riêng rẽ theo từng dòng.

- Tiến hành: Trên ruộng giống khởi đầu chọn những cá thể tốt nhất hạt của mỗi cây được gieo riêng so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu chọn dòng tốt nhất.

+ Ưu điểm: Kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nhanh chóng đạt hiệu quả.

+ Nhược điểm: theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rãi.

Kết luận chung:HS đọc kết luận trong SGK

3.Củng cố:

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-GV hỏi:Phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào?Ưu nhược điểm của từng phương pháp?

4. GV mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

+ Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn, nhân giống vô tính.

+ Với cây giao phấn phải chọn lọc nhiều lần

+ Với vật nuôi dùng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau

5. Dặn dò:

- Học bài, trả lời câu hỏiSGK

- Nghiên cứu bài 37 theo nội dung trong bảng “Thành tựu chọn giống ở Việt Nam”

Nội dung

Thành tựu

Phương pháp

Ví dụ

Chọn giống cây trồng

Chọn giống vật nuôi

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………