Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: ............................................. 

Tiết 24

 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được:

1. Kiến thức:

- Giúp hs trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 cặp NST .

-  Giải thích được cơ chế hình thành thể ( 2n + 1) và thể ( 2n - 1) và nêu hậu quả biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình và phát hiện kiến thức, phát triển tư duy phân tích so sánh.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- ý thức học tập bộ môn.

- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu khoa học.

II.   Chuẩn bị tài liệu và TBDH:

 + GV: Tranh hình 23.1 và 23.2 sgk

 +  HS: Nghiên cứu sgk

III. Tiến trình tổ chức dạy và học:

1. ổn định tổ chức:

9A                                                                   9B

9C                                                                   9D

2. Kiểm tra bài cũ

? ĐB cấu trúc NST là gì? Cho VD? Nêu những nguyên nhân gây ĐB?

? Vì sao ĐB cấu trúc NST thường có hại?

GV bổ sung và nhấn mạnh: ĐB phá vỡ cấu trúc NST --> thay đổi số lượng và cácg sắp xếp gen trên đó--> gây rối loạn trong hoạt động cơ thể--> gây bệnh tật thậm trí gây chết

VD: Mất 1 đoạn NST 21 ở người gây ung thư máu.

     3. Dạy và học bài mới:

Đặt vấn đề:  Đột biến NST xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST : Hiện tượng dị bội thể. Xảy ra ở tất cả bộ NST: Hiện tượng đa bội thể.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

- GV kiểm tra kiến thức cũ:

? Nhiễm sắc thể tương đồng.

? Bộ NST lưỡng bội. Bộ NST đơn bội.

- GV y/c hs nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi:

? Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào.

- HS: Các dạng: 2n + 1 và 2n - 1

? Thế nào là hiện tượng dị bội thể.

- GV hoàn chỉnh kiến thức.

- GV phân tích thêm: Có thể có 1 số cặp NST thêm hoặc mất 1 NST. GV yêu cầu HS làm bài tập sgk ( T67):

- HS: QS hình đối với các quả từ II ¦ XI với nhau và với quả I ¦ rút ra nhận xét:

+ Kích thước: lớn ( VI), nhỏ ( V, XI)

+ Gai dài hơn: ( IX) ...........

                 - GV lưu ý cho hs --------->

           Hoạt động 2:

- GV y/c hs qs hình 23.2 ¦ nhận xét:

* Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong giảm phân.

? Trường hợp bình thường .(hs: mỗi gtử có 1 NST)

? Trường hợp bị rối loạn phân bào.    ( hs: 1 gtử có 2 NST; 1 gtử không có NST nào.)

? Các gtử nói trên tham gia thụ tinh ¦ hợp tử có số lượng NST ntn.(hs: htử có 3 NST hoặc có 1 NST của cặp tương đồng)

- GV treo tranh hình 23.2 gọi hs lên trình bàycơ chế phát sinh các thể dị bội.

- GV thông báo ở người tặng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 ¦ gây bệnh đao.

? Nêu hậu quả hiện tượng dị bội thể.

I. Hiện tượng dị bội thể.

- Hiện tượng dị bội thể: Là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó.

- Các dạng: 2n + 1, 2n – 1

- VD: Cà độc dược bộ NST bình thường :

 2n = 24. Trong thực tế có 2n = 25 hoặc 2n = 23.( ĐB dị bội thể)

- Hiện tượng dị bội thể gây ra những biến đổi về hình thái, kích thước, hình dạng.....

II. Sự phát sinh thể dị bội.

*  Cơ chế phát sinh thể dị bội:

+ Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li ¦ tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào.

+ Qua thụ tinh tạo thành hợp tử : 2n + 1 hoặc 2n – 1 NST.

*  Hậu quả: Gây biến đổi hình thái     ( hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người.

4.Củng cố và luyện tập:

         - Gọi 1 hs đọc kết luận sgk.

   - Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể ( 2n + 1)

   - Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài theo câu hỏi sgk

- Sưu tầm tư liệu và mô tả 1 giống cây trồng đa bội.

- Đọc trước bài: Đột biến số lượng NST ( tiếp theo)

Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: ............................................. 

Tiết 24

 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+  Học sinh trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp  NST

+ Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1)

+ Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức

+ Phát triển tư duy phân tích so sánh

3. Thái độ: Giáo dục ý thức ham học tìm hiểu sưu tầm trong tự nhiên

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-  Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV : Tranh phóng to H 23.1 và 23.2 SGK

2.HS: Vẽ tính đặc trưng của bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8)

Nhóm 1: 3 cặp NST- mỗi cặp 2 chiếc. 1 cặp chỉ có 1 chiếc (2n=7)

Nhóm 2: 3 cặp NST- mỗi cặp 2 chiếc.1 cặp có 3 chiếc (2n=9)

Nhóm 3: 3 cặp NST-mỗi cặp 2 chiếc. Cặp còn lại không có chiếc nào(2n=6)

Nhóm 4: 4 cặp NST-mỗi cặp 2 chiếc. (2n=8). Bộ NST bình thường.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (2’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

-Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đó.

-Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.  

3. Giảng bài mới:

A. KHỞI ĐỘNG. (5’)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1 :GV yêu cầu HS đại diện các nhóm dán tranh vẽ lên bảng.

- Các em  so sánh các bức tranh có bộ NST biến dị và bức tranh có bộ NST bình thường thấy khác nhau như thế nào ở mỗi cặp NST?

HS:

- Tranh của nhóm 1: Thiếu 1 chiếc ở 1 cặp.

- Tranh của nhóm 2: Thừa 1 chiếc ở 1 cặp

- Tranh của nhóm 3: Thiếu 1 cặp NST.

B2 :GV: Những biến đổi số lượng NST liên quan tới một hoặc một vài cặp NST trong bộ NST của loài(< n cặp) như vậy được gọi là Thể dị bội .Cơ chế phát sinh và có những dạng nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1:    HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI THỂ

   Mức độ cần đạt:  Trình bày được các dạng biến đổi số lượng ở một số cặp NST

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

B1: GV kiểm tra kiến thức của học sinh về:

? NST tương đồng

? Bộ NST lưỡng bội

? Bộ NST đơn bội

B2: GV y/c HS nghiên cứu thông tin SGK  trả lời các câu hỏi:

? Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào

? Thế nào là hiện tượng dị bội thể

B3:GV hoàn chỉnh kiến thức

- GV phân tích thêm có thể có 1 số cặp NST thêm hoặc mất 1 NST   2n 1

- Có trường hợp mất 1 cặp NST tương đồng (2n-2)

B4: GV nêu lưu ý HS hiện tượng dị bội gây ra các biến đổi hình thái, kích thước …

- Một vài HS nhắc lại các khái niệm

- HS tự thu nhận và xử lí thông tin  nêu được:

+ Các dạng: 2n + 1

                    2n – 1

+ Hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở một cặp nào đó  dị bội thể.

- 1 vài HS phát biểu, lớp bổ sung.

I. Thể dị bội:

- Hiện tượng dị bội thể:

Là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó.

- Các dạng: 2n + 1

                    2n – 1

Hoạt động 2:  SỰ PHÁT SINH THỂ DỊ BỘI

 Mức độ cần đạt:  Giải thích cơ chế phát sinh thể ba(2n + 1) và thể một (2n – 1)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

B1: GV y/c HS quan sát H 23.2  nhận xét :

? Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong:

+ Trường hợp bình thường

+ Trường hợp bị rối loạn phân bào?

Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh  hợp tử có số lượng NST như thế nào

B2: GV treo tranh H 23.2 gọi HS lên trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội

B3:GV thông báo ở người tăng thêm 1 NST ở cặp NST số 21  gây nên bệnh Đao?

 Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể

- Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận, thống nhất ý kiến  nêu được :

+ Bình thường: mỗi giao tử có 1 NST

+ Bị rối loạn:

- 1 giao tử có 2 NST

- 1 giao tử không có NST nào

 Hợp tử 3 NST hoặc có 1 NST của cặp tương đồng

- 1 HS lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung

B4 :HS  nêu hậu quả.

II. Sự phát sinh thể dị bội:

- Cơ chế phát sinh thể dị bội:

+ Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li  tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào (hình 23.2/sgk)

- Hậu quả: Gây biến đổi hình thái(hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST( bệnh Đao ở người)

Kết luận chung:

HS đọc kết luận cuối bài trong SGK

C. LUỆN TẬP (3’)  (Hình thành kĩ năng mới).

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

1. Cơ chế phát sinh các giao tử : ( n – 1 ) và ( n + 1 ) là do:

a. Một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.          

b. Thoi vô sắc không được hình thành.

c. Cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa của giảm phân.

d. Cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.

2. Các thể lệch bội nào sau đây hiếm được tạo thành hơn?

a. Thể không nhiễm và thể 4 nhiễm.                b. Thể không nhiễm và thể 1 nhiễm.

c. Thể không nhiễm và thể ba nhiễm               d. Thể 1 nhiễm và thể ba nhiễm.

3. Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào?    

a. AA, Aa, A, a.             b. Aa, O.               c. AA, O.              d. Aa, a.

D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (3’) 

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Đột biến thể dị bội gồm các dạng:

+ Liên quan đến 1 cặp NST : Thể 1 nhiễm (2n-1), thể 3 nhiễm (2n+1), Thể 4 nhiễm (2n+2), thể khuyết nhiễm (2n-2).

+Liên quan đến nhiều hơn một cặp NST .Vd: Liên quan đến 2 cặp: Thể 1 nhiễm kép (2n-1-1); thể 3 nhiễm kép (2n+1+1); thể 4 nhiễm kép (2n+2+2), thể khuyết nhiễm kép(2n-2-2).

VD: Ở lúa nước 2n=24, hãy tính số NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể khuyết nhiễm, đơn nhiễm, tam nhiễm kép, tứ nhiễm.

-Thể khuyết nhiễm:24-2=22 NST..........

Câu hỏi trắc nghiệm:

 Ở ruồi giấm 2n=8, người ta đếm được trong tế bào của một cá thể có 9 NST, cá thể này thuộc thể đột biến nào sau đây:

a.Thể 3 nhiễm           b.Thể 1 nhiễm        c.Thể không nhiễm     d.Thể 1 nhiễm kép 

(2) Ở cà chua, 2n=16. Tế bào sinh dưỡng của thể 2n-1 thuộc loài này có số lượng NST là:

a.13                        b.14                     c.15                       d.12  

E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ. (1’)

1.       Học bài theo nội dung  SGK

2.       Trả lời các câu hỏi  SGK

3.       Sưu tầm tài liệu và mô tả một giống cây trồng đa bội

4.       Đọc và chuẩn bị trước bài 24: Đột biến số lượng  NST(tiếp theo)

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………