Giáo án Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ) – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết :25
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- HS trả lời được thể đa bội là gì.
-HS phân được hiện tượng đa bội và hiện tượng dị bội thể.
-Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên. Các dấu hiệu nhận biết thể đa bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho hs ý thức học tập bộ môn và tích cực tựh giác trong học tập
II Chuẩn bị tài liệu và TBDH:
* GV: Tranh hình 24.1, 24.2, 24.3, 24.4 sgk; Tranh sự hình thành thể đa bội.
*HS: phiếu học tập.
Đối tượng quan sát |
Đặc điểm |
|
Mức bội thể |
Kích thước cơ quan |
|
1. TB rêu |
||
2. Cà độc dược |
||
3………. |
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.ổn định tổ chức.
9A9B
9C9D
2. Kiểm tra bài cũ.
? Sự biến đổi số lượng NST ở 1 cặp NST thường thấy ở dạng nào/ Cho VD? Nêu khái niệm thể dị bội?
? Cơ chế nào dẫn đến sự hình thànhthể dị bội có số lượng NST của bộ NST
2n + 1 & 2n – 1.
? Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể?
3. Dạy và học bài mới.
* Đặt vấn đề:
? Nhắc lại nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dị bội thể?
-Do sự không phân li của 1 cặp NST. Vởy nếu toàn bộ các cặp NST không phân li dẫn đến hiện tươịng gì?--> Vào bài...
Hoạt động thầy trò |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1: ? Thế nào là thể lưỡng bội. ( HS: Có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng) - GV y/c hs thảo luận: ? Các cơ thể có bộ NST 3n, 4n, 5n….có chỉ số n khác thể lưỡng bội ntn.( HS: Các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n) ? Thể đa bội là gì. - GV y/c đại diện nhóm trình bày và chốt kiến thức. - GV y/c hs qs hình 24.1 ¦ 24.4 và hoàn thành phiếu học tập. - GV cho đại diện nhóm lên trình bày phiếu học tập. - Từ phiếu học tập đã hoàn chỉnh ¦ y/c hs thảo luận theo câu hỏi sgk ( T 70 phần I) ? Sự tương quan giữa mức bội thể ( số n) và kích thước của CQSDưỡng , CQSS của các cây nói trên ntn? ( kích thước lớn hơn so với cây lưỡng bội) - Đại diện nhóm trình bày: + Tăng số lượng NST ¦ tăng rõ rệt kích thước TB , cơ quan. + Nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây. + Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ¦ năng suất cao. ? Có thể nhận biết cây đa bộibằng mắt thường? Việc nhận biết này có thật chính xác không? Tại sao? ( Việc phân biệt này chưa chính xác vì: Có thể chỉ do ảnh hưởng của môi trường cũng có thể tạo nên sự khác nhau đó.) Biện pháp nào giúp ta phân biệt chính xác? -Làm tiêu bản NST, đếm số NST. ? Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống cây trồng? Hoạt động 2: - GV y/c hs nhắc lại: ? kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân. (HS: NP: 1TB mẹ ¦ 2TB con ( có bộ NST giống nhau và giống TB mẹ. GP: 1TB mẹ ( 2n) ¦ 4TB con( n). - GV y/c hs ng/cứu thông tin và qs hình 24.5trả lời lệnh SGK( T 70) - GV cho đại diện nhóm trình bày: + Hình a: GP bình thường, Hợp tử NP lần đầu bị rối loạn. + Hình b: GP bị rối loạn ¦ thụ tinh tạo hợp tử có bộ NST lớn hơn 2n. + Hình a do rối loạn NP, hình b do rối loạn GP. => Nêu cơ chế hình thành thể đa bội? ? Thể đa bội có ý nghĩa gì? GV mở rộng: ? Có những cách nào để tạo thể tứ bội ( 4n ) - Tác động vào quá trình nguyên phân của hợp tử lúc hợp thử bắt đầu phân chia giai đoạn từ 2 -> 8 tế bào. - Tác động vào quá trình nguyên phân để tạo giao tử có 2n NST và sau đó cho các giao tử 2n kết hợp với nhau để tạo hợp tử 4n. |
I. Hiện tượng đa bội thể - Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ NST trong TB sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n ( lớn hơn 2n) - Tế bào đa bội có số lượng NST, ADN tăng gấp bội --> quá trình TĐC tăng --> Tăng kích thước tế bào, cơ quan....--> tăng sức chống chịu, phát triển tốt.. - Dấu hiệu nhận biết: Tăng kích thước các cơ quan. - ứng dụng: + Tăng kích thước thân cành, cành -->tăng sản lượng gỗ. + Tăng kích thước thân, lá, cũ--> tăng sản lượng rau, màu + Tạo giống có năng suất cao. II. Sự hình thành thể đa bội. - Cơ chế hình thành thể đa bội: Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường --> không phân li tất cả các cặp NST --> tạo thể đa bội. - ý nghĩa: ĐB đa bội thể ở thực vật được xem là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hoá. |
4. Củng cố và luyện tập:
- Thể đa bội là gì ? cho ví dụ?
- GV treo tranhhình 24.5 ¦ gọi hs lên trình bày sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân không bình thường.
? Đột biến là gì. Kể tên các dạng đột biến.
- HS đọc ghi nhớ cuối bài.
5, Hướng dẫn HS học ở nhà::
- Học bài theo nội dung sgk
- Làm câu 3 vào vở bài tập.
- Sưu tầm tranh, ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống và nghiên cứu trướcc bài 25
Giáo án Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Tiếp theo)– Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết :25
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+Học sinh phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội
+Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.
+ Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc
điểm của thể đa bội trong chọn giống.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức ham học tìm hiểu sưu tầm trong tự nhiên
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
-Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV : Tranh phóng to H 24.1 ; 24.2; 24.3 và 24.4 SGK
Tranh sự hình thành thể đa bội
2.HS: Phiếu học tập: Tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan.
Đối tượng quan sát |
Đặc điểm |
|
Mức bội thể |
Kích thước cơ quan |
|
Tế bào cây rêu Cây cà độc dược ................. ................. |
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1:III.HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI THỂ
Mức độ cần đạt: Hình thành khái niệm về thể đa bội, nhận biết hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội, nêu được đặc điểm điển hình của thể đa bội và hướng sử dụng các đặc điểm đó trong chọn giống.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
- Thế nào là thể lưỡng bội? - GV y/c HS thảo luận: ? Các cơ thể có bộ NST 3n; 4n; 5n … có chỉ số n khác thể lưỡng bội như thế nào ? Thể đa bội là gì - GV chốt lại kiến thức - GV thông báo: Sự tăng số lượng NST, ADNảnh hưởng tới cường độ đồng hoá và kích thước tế bào - GV y/c HS quan sát H 24.1 và hoàn thành phiếu học tập - Từ phiếu học tập đã hoàn chỉnhyêu cầu HS thảo luận ? Sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan như thế nào ? Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống - GV lấy ví dụ thực tế trong sản xuất để minh hoạ(ở cà chua. Ngô, đậu tương, táo, cũ cải đường...) |
- HS vận dụng kiến thức ở chương 2nêu được : + Thể lưỡng bội: có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng - Các nhóm thảo luậnnêu được : + Các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - Các nhóm quan sát kĩ hình, trao đổi nhómđiền vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung - Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiếnnêu được : + Tăng số lượng NST tăng rõ rệt kích thước tế bào, cơ quan + Nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây. - Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sảnnăng suất cao |
III. Thể đa bội: - Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (lớn hơn 2n)hình thành các thể đa bội. - Dấu hiệu nhận biết: Tăng kích thước của các cơ quan - Ứng dụng: + Tăng kích thước của thân, cànhtăng sản lượng gỗ + Tăng kích thước của thân, lá. củtăng sản lượng rau màu + Tạo giống có năng suất cao(Táo, cà chua, ngô...). |
Hoạt động 2: SỰ HÌNH THÀNH THỂ ĐA BỘI (giảm tải không dạy, GV tham khảo)
Kết luận chung:HS đọc kết luận cuối bài trong SGK
C. LUỆN TẬP (7’)(Hình thành kĩ năng mới).
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
-GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Thể đa bội là cơ thể mà:
A. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giảm đi một nửa
B. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bị mất số cặp nhiễm sắc thể tươngđồng
C. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số n ( nhiều hơn 2n)
D. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng được bổ sung thêm một cặp vào cặp nhiễm sắc thể mới.
Câu 2: Cơ chế nào dẫn đến phát sinh thể đa bội:
A. Bộ nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình phân bào
B. Thoi phân bào không hình thành nên toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể không phân li
C. Các điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột
D. Trong quá trình phân bào bộ nhiễm sắc thể phân li bình thường
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (7’)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
(1)Hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội là gì? Cho ví dụ?
+ Hiện tượng đa bội hóa là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số n(lớn hơn 2n) . Hiện tượng đa bội hóa tạo ra thể đa bội.
+ Cơ thể mang các tế bào sinh dưỡng có bộ NST tăng lên theo bội số n (lớn hơn 2n) gọi là thể đa bội.
(2) Câu 2,trang 71: Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích thước cơ quan của cây, đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn. Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường, đặc điểm sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt để chọn giống có năng xuất cao và chống chịu với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.
VD: + Dưa hấu tam bội (3n), có sản lượng cao, quả to,,ngọt, không hạt.
+Rau muống tứ bội (4n) có lá to, thân to, sản lượng cao gấp đôi.
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ. (1’)
-Học bài theo nội dungSGK(không yêu cầu câu 2)
-Sưu tầm tranh ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống.
-Làm các bài tập trong SGK.
-Đọc và chuẩn bị trước bài 25:Thường biến
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………