Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 57

Ô nhiễm môi trường

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức:

- Giúp hs nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống và hiểu được hiệu quả cảu việc phát triển môi trường bền vững.

2. Kĩ năng

- Rèn cho hs kĩ năng quan sát hình, hoạt động nhóm, khái quát kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II chuẩn bị:

1. GV: -Tranh hình sgk, tư liệu về ô nhiễm môi trường.

2: HS: - Nghiên cứu thông tin về ô nhiễm môi trường.

III. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Đặt vấn đề:? Em hãy nêu những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục.( Săn bắt ĐV hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản… làm sói mòn và thoái hóa đất, cháy rừng, hạn hán, ô nhiễm môi trường). Vậy ô nhiễm môi trường do nhứng những tác nhân chủ yếu nào gây ra và tác hại của nó là gì.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1

? Theo em thế nào là ô nhiễm môi trường.(hs: môi trường bị bẩn, thay đổi bầu không khí, độc hại)

? Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường. Do đâu môi trường bị ô nhiễm.

- GV gọi hs đọc thông tin sgk

- Qua đó em hãy nêu khái niệm ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm.

Hoạt động 2

- GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

- GV y/c hs thảo luận hoàn thành phiếu và câu hỏi lệnh ( 5’)

- GV y/c hs lên trình bày: chỉ tranh và nội dung của phiếu.

- GV gọi hs khác trả lời câu hỏi lệnh.

? Em sẽ làm gì trước tình hình đó.

- GV chốt kiến thức và treo bảng chuẩn.

- GV phân tích: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như: than củi, gas..sinh ra lượng CO2 chất này tích tụ gây ô nhiễm đo đó phải có phương pháp thông thoáng khí.

- GV gọi đại diện nhóm 2 lên trình bày: chỉ tranh và trình bày nội dung phiếu lệnh sgk.

- GV cho nhóm khác bổ sung( nếu cần)

- GV treo bảng chuẩn.

- GV chỉ vào phiếu chuẩn mở rộng kiến thức cho hs.

- GV y/c đại diện nhóm 3 lên bảng thuyết trình theo nội dung phiếu và tranh 54.4.

- GV chốt lại kiến thức chuẩn.

- GV mở rộng: Chỉ phiếu chuẩn và mở rộng kiến thức.

- GV y/c đại diện nhóm 4 lên trình bày.

- GV treo bảng chuẩn và mở rộng kiến thức.

- GV y/c địa nhóm 5 lên bảng trình bày tranh và nội dung phiếu.

- GV y/c 1 hs khác nêu cách phòng tránh bệnh do SV gây nên chúng ta cần có biện pháp gi?

- GV treo bảng chuẩn.

I. Ô nhiễm môi trường là gì.

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Nguyên nhân:

+ Do hoạt động của tự nhiên: Núi lửa, lũ lụt…

+ Do hoạt động của con người.

II. Các tác nhân chủ yéu gây ô nhiễm.

1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

- Nguồn gốc: Qúa trình đốt cháy nhiên liệu, hoạt động của phương tiện vận tải, nhàmáy¦ khí độc CO, CO2 ,SO2, NO2, bụi…

- Tác hại: Gây 1 số bệnh về đường hô hấp: Lao phổi, ung thư..

2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.

- Nguồn gốc:

+ Thuốc bảo vệ thực vật: Trừ sâu, diệt cỏ…

+ Chiến tranh: Chất độc hóa học làm rụng lá cây.

-Tác hại: Tác động bất lợi tới toàn bộ HST và ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Dị tật bẩm sinh.

3. Ô nhiễm do chất phóng xạ.

- Nguồn gốc: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vủ khí hạt nhân.

- Tác hại: Gây đột biến ở người và sinh vật, gây 1 số bệnh di truyền và ung thư.

4. Ô nhiễm do các chất thải rắn.

- Nguồn gốc: Các vật liệu thải trong công nghịêp, nông nghiệp, sinh hoạt và y tế…

- Tác hại: Tạo điều kiện cho nhiều loài VSV gây bệnh phát triển, làm mất mĩ quan…

5. Ô nhiễm do VSV gây bệnh.

- Nguồn gốc: Chất thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết VSV, rác…

-Tác hại: Gây bệnh tả, lị, sốt rét, giun sán…

4. Củng cố & luyệntâp:

? Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường.Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì.

GV cho hs làm sau: Chọn các cụm từ: Chống ô nhiễm, diệt cỏ, phát triển, không đúng cách, sinh vật gây bệnh, hệ sinh thái điền vào chỗ trống ….để hoàn chỉnh các câu sau:

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc….., diệt nấm…..dùng trong nông nghiệp, khi sử dụng….và ding quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ…..và ảnh hưởng tơisức khỏe con người.

Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài….cho người và động vật…..Mỗi chúng ta cần phải tích cực…..môi trường để phòng bệnh.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:- Học bài và làm bài tập số 3, 4 sgk ( T165)

-Tìm hiểuphần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 57

Ô nhiễm môi trường

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ HS nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống

2. Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng quan sát tranh hình, phát triển kiến thức

+ Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, khái quát hoá kiến thức, liên hệ thực tế ở địa phương, trường học, nơi công cộng về ô nhiễm môi trường

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

-Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

+ Tranh hình SGK. Tranh ảnh thu thập trên sách báo

+ Tư liệu về ô nhiễm môi trường

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người?

2. Bài mới:

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

? Theo em, thế nào là ô nhiễm môi trường?

? Do đâu mà môi trường bị ô nhiễm?

B.Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Ô nhễm môi trường là gì?

Mức độ cần đạt: Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

- GV giúp HS hoàn thành khái niệm

- Ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người.

- Do hoạt động của tự nhiên như núi lửa, lũ lụt ....

- HS nghiên cứu thông tin SGK. Kết hợp với các tài liệu thu thập được, trả lời:

+ Môi trường bị bẩn

+ Do hoạt động của con người và thiên nhiên

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

I. Ô nhiễm môi trường là gì?

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thới các tính chất vật lý, hoá học bị thay đổi gây tác hại tới con người và sinh vật

Hoạt động 2:Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm

Mức độ cần đạt:Nêu được một số chất… gây ô nhiễm môi trường

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

B1: Các khí thải gây độc hại đó là những khí gì?

- Các khí được thải ra từ những hoạt động nào?

- Hoàn thành bảng 45.1

- GV đánh giá kết quả của các nhóm

- Kể tên nhứng hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình hoặc hàng xóm gây ô nhiễm không khí?

B2: GV yêu cầu HS thảo luận làm bài tập trang 163 SGK

- GV yêu cầu đại diện lên chỉ sơ đồ H 54.2

B3: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:

+ Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?

+ Các chất phóng xạ gây tác hại như thế nào?

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành bảng 54.2

B4: GV hướng dẫn và nhận xét bài làm của HS.

- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?

- Nguyên nhân của các bệnh giun, sán, tả, lỵ ...?

- Để phòng tránh các bệnh do sinh vật, ta cần có biện pháp gì?

- Kết luận chung:

- HS nghiên cứu SGK trả lời được:

+ Khí CO2, SO2, NO, CO...

+ Hoạt động công nghiệp .

- Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 45.1 SGK

- Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Bằng kiến thức thực tế, HS trả lời câu hỏi

- HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với kiến thức thực tếtrả lời: Thuốc sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm ...

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS nghiên cứu và ghi nhớ thông tin trong SGK, trả lời được:

+ Nhà máy điện nguyên tử

+ Thử, sử dụng vũ khí hạt nhân

+ Gây đột biến gen

- HS nghiên cứu SGK. Kết hợpvới những hiểu biếtcủa bản thân, hoàn thành bảngHS tự rút ra kết luận

- HS nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp quan sát tranh H54.5-6. Trả lời câu hỏi

- Một vài HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung

1. Ô nhiễm do các khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

- Các chất thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu, sinh hoạt là CO2, SO2, NO ... gây ô nhiễm môi trường khô khí

2. Ô nhiêm do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:

- Các chất hoá học độc hại, nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều lượng thì sẽ được tích tụ trong môi trường nước ngọt , đại dương, đất, trên cơ thể sinh vật... Gây hại tới sinh vật

3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ

- Các chất phóng xạ gây đột biến ở người và sinh vật.

- Gây một số bệnh di truyền và bệnh ung thư

4. Ô nhiễm do các chất thải rắn.

- Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: Đồ nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bông, kim tiêm ...

5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:

- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lý

3.củng cố:

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường?

- Kể tên những loại thuốc bảo vệ thực vật thường được sử dụng trong gia đình hoặc địa phương?

4.Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Sinh vật vào cơ thể gây bệnh cho người do một số thói quen sinh hoạt như:

+ ăn gỏi, ăn tái, ngủ không màn ...

5.Dặn dò

Đọc và chuẩn bị trước bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo)

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………