Giáo án Sinh học 9 Bài 2: Lai một cặp tính trạng mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 2: Lai một cặp tính trạng – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 2:

LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.

- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.

- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li, giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình, phân tích số liệu, tư duy lôgíc.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH

GV: Tranh hình 2.1 & 2.3 SGK.

Tranh sơ đồ sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan

HS: Tìm hiểu trước bài và kẻ bảng 2 T8 SGK

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1.Ổnđịnh tổ chức :

9A:9C:

9B:9D:

1.Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học?

? Tại sao Men Đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai?

3. Dạy và học bài mới:

* Đặt vấn đề: Yêu cầu HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay:

Hoạt động của thầy & trò


Hoạt động 1:

- GV hướng dẫn HS quan sát H 2.1SGK

-GV giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan

- GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.

- GV Y/C HS nghiên cứu bảng 2 SGK

- HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi:

? Nhận xét kiểu hình ở F1.

? Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp.

- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung.

-F1 mang tính trạng trội (bố hoặc mẹ)

-Tỉ lệ kiểu hình F2:

Hoađỏ: Hoa trắng

705 : 224

» 3 : 1

Thân cao: T. lùn

787 : 277

» 3 : 1

Quả lục: Q.vàng

428 : 152

» 3 : 1

=> Từ kết quả trên yêu cầu HS nhận xét về tỷ lệ F2?

- GV chốt lại kiến thức

- Y/C học sinh trình bày TN của Menđen?

- GV nhấn mạnh: sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi ->Vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ

- Y/C HS làm bài tập điền từ (T9)

- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung

? Nêu qui luật phân li.

Hoạt động 2:

- GV giải thích quan niệm đương thời của Menđen về di truyền hoà hợp( SGK)

- Nêu quan niệm của Menđen về giao tử thuần khiết

- GV Y/C HS quan sát hình 2.3 SGK và làm bài tập lệnh SGK (T9)

? Do đâu mà tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?

- Do F1 có NTDT trội A lấn át hoàn toàn NTDT a.

- GV nhấn mạnh:

Trong cặp NTDT Aa cho dù A đi cạnh a nhưng vẫn biểu hiện tính trạng của a.....Chúng tồn tại cạnh nhau nhưng không hoà trộn vào nhau.

? Tỉ lệ các loại g.tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?

? Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?

HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung

+ G.tử F1: 1A; 1a

+ H.tử F2: 1AA: 2Aa: 1aa

+ Vì tỉ lệ H.tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống H.tử AA

-GV chốt lại kiến thức và yêu cầu HS giải thích kết quả TNo của Menđen.

- GV giải thích kết quả: Là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P.

- GV yêu cầu HS viết sơ đồ lai

- GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK

Nội dung

I. Thí nghiệm của menđen:

1. Các khái niệm:

- Kiểu hình: Là tổ hợp cáctính trạng của cơ thể.

- Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1

- Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện

2. Thí nghiệm:

Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.

VD: P:Hoa đỏXHoa trắng

F1: Hoa đỏ

F2: 3 hoa đỏ; 1 hoa trắng

(Kiểu hình có tỉ lệ 3 trội: 1 lặn)

3. Quy luật phân li:

Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp trính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về cặp tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.

II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm:

- Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.

- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân licủa cặp nhân tố di truyền. Các nhân tố di truyền vẫn giữ nguyên như ở cơ thể thuần chủng.

- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.Tạo ra tỉ lệ kiểu genF2:1AA : 2Aa : 1aa

- Tỉ lệ kiểu hình: 3 trội: 1 lặn

( Sơ đồ lai như hình 2.3 SGK)

4. Củng cố và luyện tập

? Trình bày TNo lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả TNo theo Menđen.

? Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho ví dụ minh hoạ.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài

- Làm bài tập 4 SGK (GV hướng dẫn cách quy ước gen và viết sơ đồ lai)

Giáo án Sinh học 9 Bài 2: Lai một cặp tính trạng – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 2:

LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

+HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen

+ Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp

+Hiểu và phát biểu được nội dung qui luật phân li

+ Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen

2. Kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình.

+ Rèn kĩ năng phân tích số liệu, tư duy logíc.

3. Thái độ:

- Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng sinh học.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to H 2.1 và 2.3

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV yêu cầu mỗi nhóm học sinh tự thụ phấn cho hoa ở nhà và ghi chép lại các bước thực hiện và kết quả đạt được trước 1 tuần (dựa vào kiến thức thụ phấn đã học ở lớp 6) Trên lớp giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( các nhóm báo cáo)

B2: Sau khi học sinh hoạt động xong giáo viên sẽ nhận xét và đưa ra cách làm hợp lí nhất.

B3: Giáo viên khẳng định học sinh vừa thực hiện thao tác lai giống. Và dẫn dắt vào bài.

B4: Khi nghiên cứu đối tượng đậu Hà lan Men đen đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm. Một trong những thí nghiệm cơ bản đầu tiên giúp ông tìm ra các qui luật di truyền là phép lai một cặp tính trạng. Vậy lai một cặp tính trạng là phép lai như thế nào? Men đen đã phát biểu định luật ra sao?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen

Mục tiêu:

- Hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.

B1: GV hướng dẫn HS quan sát H 2.1giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan

- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành

B2: GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.

- HS ghi nhớ khái niệm

- HS phân tích bảng số liệu, thảo luận trong nhómnêu được :

+ Kiểu hình F1 mang tính trạng trội (của bố hoặc mẹ)

+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2

B3: GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu bảng 2 SGKThảo luận

+ Nhận xét kiểu hình ở F1?

+ Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp?

Từ kết quả đã tính toán GVy/c HS rút ra tỉ lệ KH ở F2

B4: GV y/c HS trình bày thí nghiệm của Men Đen?

- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổivai trò di truyền như nhau của bố và mẹ

- GV y/c HS làm bài tập điền từ (trang 9)

- GV y/c HS nhắc lại nội dung thí nghiệm qui luật phân li.

- HS dựa vào H 2.2 trình bày thí nghiệm , lớp nhận xét bổ sung.

P:hoa đỏxhoa trắng

F1 :hoa đỏ

F2 : 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

(Kiểu hình có tỉ lệ:3 trội:1lặn)

- HS lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống

1: đồng tính

2: 3 trội : 1 lặn

Hoạt động 2:Men đen giải thích kết quả thí nghiệm

Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.

B1: GV giải thích quan niệm đương thời của Men Đen về di truyền hoà hợp

- HS ghi nhớ kiến thức

B2: GV nêu quan niệm của Men Đen về giao tử thuần khiết

- HS quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được :

+ G :F1 :1A : 1a

Hợp tử F2 có tỉ lệ: 1 AA : 2 Aa : 1 aa

B3: GV y/ccác nhóm HS làm bài tậpmuc(trang 9)

+ Tỉ lệ giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2

+ Tại sao ở F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

HS: Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA

- GV hoàn thiện kiến thứcyêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm theo Men Đen

B4: GV chốt lại cách giải thích kết quả là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P

I . THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN

a) Các khái niệm

- Kiểu hình: là tổ hợp các cặp tính trạng của cơ thể

- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1

- Tính trạng lặn: là tính trạng đến F2mới được biểu hiện

b) Thí nghiệm

- Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn

II. MEN ĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

a. Theo Men Đen:

+ Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định

+ Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền

+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

- Đây là cơ chế di truyền của các tính trạng

b. Nd quy luật phân li

Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp ntdt phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

1. Kết luận chung:HS đọc kết luận SGK

2. Nêu các khái niệm : Kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. vd

KH: là tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể. Màu tóc, mắt, dáng cao, thấp...

KG: Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.Aabb, aa, bb, AaBb...

Thể đồng hợp: Có KG chứa cặp gen tương ứng giống nhau. AABB, aabb...

Thể dị hợp: Chứa cặp gen tương ứng khác nhau.Aabb, aaBb...

Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Cho các kiểu gen sau đây: DD, dd, DDCC, Dd, Cc, DdCc, EE, Ee, ee, DdCcEe

Hãy chọn ra những thể đồng hợp, dị hợp, thuần chủng, không thuần chủng.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau thu được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Cho biết màu mắt chỉ do 1 nhân tố di truyền quy định.

Giải: Vì F1 toàn cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ là tính trạng lặn.

Quy ước gen: Gen A quy định mắt đen

Gen a quy định mắt đỏ

Sơ đồ lai: P:Mắt đenxmắt đỏ

AA¯aa

Gp:Aa

F1:100% Aa

F1xF1:AaxAa

GF1:A, a¯A, a

F2:1AA:2Aa: 1aa

KH:3 M đen: 1 M đỏ

4. Dặn dò: (1 phút)

Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3SGK

Soạn và chuẩn bị trước bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo)

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………