Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 45

Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức:

- Giúp hs nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.

- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm,

- Vận dụng kiến thức giải thích thực tế

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật.

II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:

GV: -Tranh hình 43.1, 43.2, 43.3 SGK

HS: - Bảng 43.1, 43.2 sgk

III. Tiến trình tổ chức dạy và học:

1. ổn định tổ chức:

9A9B

9C9D

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu sự khác nhau giữaưa bóng vàưa sáng.

GV bổ sung:

Cây ưa sáng

Cây ưa bóng

- Bao gồm những cây sống nơi quang đãng, thảo nguyên, rừng thưa, đồng ruộng.....

- Có cường độ quang hợp cao dưới ánh sáng mạnh

- Hô hấp mạnh

- Thoát hơi nước cao trong điều kiện ánh sáng mạnh và ngược lại

- Gồm những cây sống nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu như ở tán rừng, hang động....

- Có cường độ quang hợp yếu

- Hô hấp yếu

- Thoát hơi nứơc kém.

3. Dạy và học bài mới:

*Đặt vấn đề: Chim cánh cụt sống ở Bắc cực không thể sống được ở vùng khí hậu nhiệt đới, điều đó cho em suy nghĩ gì ?

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

- HS nghiên cứu thông tin I SGK

- HS quan sát tranh H 43 SGK

-HS nghiên cứu VD 1,2,3

? Nhiệt độ đã ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật như thế nào?

-GV y/c các nhóm trình bày:

-GV chốt kiến thức cơ bản:

+ Đối với TV: - ảnh hưởng tới hình thái: phiến lá, mô giậu, tầng cutin dày....

- ảnh hưởng tới đặc điểm sinh : Rụng lá vào mùa khô.....

+ Đối với ĐV: - ảnh hưởng tới hình thái: Lông dày,kích thước lớn

- ảnh hưởng tới tập tính: di cư, ngủ đông....

* GV mở rộng:

- Nhiệt độ là yếu tố giới hạn quyết định vùng phân bố của SV ( VD: Gấu trắng sống ở Bắc Cực; Lạc Đà sống ở hoang mạc khô

- Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự sinh sản.VD Cá Chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ thấp hơn 150C; Chuột Nhắt sinh sản mạnh ở t0 180C và ngừng sinh sản ở t0 300C

? ảnh hưởng của nhiệt độ đã hình thành nên các nhóm SV như thế nào?

? Thế nào là SV biến nhiệt? Thế nào là SV Hằng nhiệt?

GV mở rộng:

- SV biến nhiệt thích nghi sự thay đổi của t0 bằng cách: Thay đổi t0 cơ thể theo t0 môi trường hoặc điều chỉnh t0 ở mức nhất định.

VD: Châu chấu khi không hoạt động t0 cơ thể là: 170C đến 200C; khi bay có t0 cơ thể là: 300C đến 370C

- SV hằng nhiệt thích nghi sự thay đổi nhiệt độ bằng cách: điêù hoà thân nhiệt( sinh nhiệt = toả nhiệt)

- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK -> Nhận xét.

- Đv hằng nhiệt sống ở nơi có t0 thấp thì các phần: tai, đuôi, mỏ có kích thước nhỏ hơn các phần đó của ĐV sống ở nơi nóng==> Để góp phần hạn chế sự toả nhiệt của ĐV và ngược lại.

Hoạt động 2

-HS nghiên cứu thông tin II SGK

-Quan sát tranh H 43.3 SGK

-HS thảo luận nhóm ==> Trả lời các câu hỏi

? Độ ẩm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như thế nào?

- Đại diện nhóm trình bày

- Yêu cầu nêu được:

+ ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái; sinh lí; quá trình sinh trưởng và sinh sản.

+ VD:TV vùng sa mạc:

-có bộ rễ phát triển ( Lan rộng: 30m, ăn sâu 16m để hút nước )

- Lá biến thành gai, lá hình kim...

- Thân mọng nước...

+ HS tìm các VD khác....

- GV liên hệ: ? Trong sản xuất người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.(hs: Cung cấp điều kiện sống, Đảm bảo thời vụ)

- HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 43.2 SGK

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhóm khác bổ sung

- GV chốt kiến thức.

Các nhóm SV

Tên SV

Nơi sống

TV ưa ẩm

TV chịu hạn

ĐV ưa ẩm

Đv ưa

khô

- Cây:lúa nước, đước,cói....

- Cây:xương rồng, phi lao....

- ếch, giun đất.......

- Thằn lằn,lạ

đà...

Ruộng nước, bãi ngập ven biển....

- Sa mạc, bãi cát ven biển, đồi....

- Hồ ao, trong đất...

- Cát khô, sa mạc....

I. ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.

- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

- VD : SGK

VD khác: Mọt bột ăn nhiều ở t0 250C và ngừng ăn ở t0 80C

- Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.

+ Nhóm SV biến nhiệt: Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

+ Nhóm SV hằng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

II. ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật.

- TV và ĐV đều mang nhiều đặc điểm hình thái, sinh lí thích nghi môi trường có độ ẩm khác nhau.

- Hình thành các nhóm sinh vật:

+ TV: Nhóm ưa ẩm

Nhóm ưa hạn

+ ĐV: Nhóm ưa ẩm

Nhóm ưa khô.

4. Củng cố và luyện tập:

- Gọi hs đọc kết luận sgk

? Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống SV ntn. Cho ví dụ.

? Tập tính của ĐV vàphụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào.

5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk

- Đọc mục: EM có biết.

- Sưu tầm tư liệu về rừng cây, nốt rễ đậu, địa y.

Đọc trước bài: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 45 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+HS nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.

+Qua bài này, HS giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

+ Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, suy luận.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống của sinh vật

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

T­ranh phóng to H 43.1; 43.2 ; 43.3 SGK

Bảng 43.1 và 43.2 SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Kiểm tra: GV nêu câu hỏi:

? Tìm đặc điểm khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng? Cho Ví dụ cụ thể

? Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào ?

2.Bài mới:

A.Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV yêu cầu hs tìm hiểu xem giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của các nghành sinh vật đã học ở lớp 7. Rút ra sự liên quan giữa tiến hóa về tổ chức cơ thể và giới hạn về nhiệt độ.

B.Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1:

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

Mục tiêu cần đạt:

HS phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và đặc điểm sinh lí của thực vật và động vật

Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ tới tập tính của sinh vật và phân biệt nhóm sinh vật

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK.

+ Sinh vật sống được ở khoảng nhiệt độ nào?

B2:GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhiệt độ ảnh hưởng tới cấu tạo cơ thể sinh vật như thế nào?

B3: GV phân biệt sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.

- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 43.1 SGK

B4:GV : Nhiệt độ ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào?

- HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK, trả lời câu hỏi.

- Nhiệt độ mà sinh vật sống được là 00C – 500C

- HS nghiên cứu thông tin nêu được: nhiệt độ ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lý,sinh thái của sinh vật.

- HS thảo luận hoàn thành bảng 43.1 SGK.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung

I Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật.

- Hình thành hai nhóm sinh vật:

- Sinh vật hằng nhiệt: là sinh vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường sống

- Sinh vật biến nhiệt: là sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường sống (nhưng trong giới hạn của loài)

Hoạt động 2:

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG CỦA SINH VẬT

Mục tiêu cần đạt: - Phân tích được ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống động vật và thực vật

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK.

Hoàn thành bảng 43.1

B2:GV nhận xét chung và đưa ra bảng kiến thức chuẩn

B3:GV tiếp tục đặt câu hỏi

+ Nơi sống ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật?

B4:GV? Độ ẩm ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào?

HS nghiên cứu thông tin SGK. Thảo luận: Hoàn thành bảng 43.2 (bảng phụ)

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung

- HS nêu được: ảnh hưởng tới hình thái, sinh lý của sinh vật

- HS khái quát kiến thức từ nội dung trên

- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau. Từ đó hình thành nhóm sinh vật

* Thực vật:

+ Nhóm ưa ẩm: lúa nước, dương xỉ, cây ráy…

+ Nhóm chịu hạn: xương rồng, thông, phi lao…

* Động vật

+ Nhóm ưa ẩm: giun đất, ếch nhái…

+ Nhóm ưa khô: Thằn lằn , Rắn, lạc đà…

Kết luận chung:HS đọc kết luận trong SGK

3.Củng cố:

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

? Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ

? Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào

4.Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Sưu tầm tư liệu về rừng cây, nốt rể đậu, địa y.

5.Dặn dò:

- Học bài, trả lời câu hỏiSGK

- Đọc mục “Em có biết”

- Đọc và chuẩn bị trước bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………