Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của Gen mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của Gen– Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 16:ADN và bản chất của Gen

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:

1.Kiến thức:

- HS trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN.

- Nêu được bản chất hoá học của gen.

- Phân tích đựơc các chức năng của ADN

2. Kĩ năng:

- Phát triển được kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Rèn kĩ nănghoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Giaó dục ý thức học tập cho học sinh

II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:

GV:- Tranh phóng to hình 16 SGK

- Mô hình cấu trúc nhân đôi của ADN

HS: Tìm hiểu trước bài

III.Tiến trình tổ chức dạy và học:

1.ổn định tổ chức:

9A

9C

9B

9D

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm cấu tạo của ADN? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?

? Làm bài tập 4,5,6 SGK

3. Dạy và học bài mới:

*. Đặt vấn đề: Thông tin di truyền được lưu trữ và truyền đạt được là nhờ ADN. Gen nằm trên NST mà bản chất hoá học là ADN , mỗi gen cấu trúc là 1 đoạn mạch của phân tử ADN. Vởy ADN tự sao theo nguyên tắc nào? ==> Vào bài hôm nay

Hoạt động của thầy & trò


Hoạt động 1

- GV Y/C hs tìm hiểu thông tin đoạn 1-2

==> thông tin trên cho em biết điều gì ?

- HS: nêu được không gian, thời gian, của quá trình tự nhân đôi ADN

- GV Y/C hs tiếp tục tìm hiểu thông tin, qs hình 16SGK , các nhóm thảo luận:

? Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi.

- HS: Ptử ADN tháo xoắn, 2 mạch tách dần

? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN.

- HS: Diễn ra trên 2 mạch

? Các Nu nào liên kết với nhau thành từng cặp.

- HS: các Nu trên mạch khuôn và môi trường nội bào liên kết theo NTBS

? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào.

- HS: Mạch mới hình thành theo mạch khuôn của mẹ

? Nhận xét về cấu tạọ của ADNmẹ và 2 ADN con.

- HS: cấu tạo 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.

- HS đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung

- GV hoàn chỉnh kiến thức

=> Từ ý kiến đã thảo luận trên HS mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN ?

- GV cho HSlàm bài tập vận dụng: Một đoạn mạch có cấu trúc:

- A - G - T - X - X - A -

- T - X - A - G - G - T -

==>Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN được tạo thành từ đoạn ADN trên

- GV hỏi tiếp:

? Qúa trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào.

- HS: Có 3 nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung và giữ lại một nửa.

Hoạt động 2

- GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK cho biết:

? Bản chất hoá học của gen

? Gen có chức năng gì

- HS trả lời, gv nhấn mạnh mối liên quan 3 chương đã học

==> Gen nằm trên NST

==> Bản chất hoá học là ADN

==>Một phân tử ADN gồm nhiều gen

Hoạt động 3

- HS nghiên cứu thông tin SGK

? ADN có chức năng gì?

- GV phân tích và chốt lại hai chức năng của ADN

*GV nhấn mạnh: Sự nhân đôi củaADN==> nhân đôi NST==>đặc tính di truyền ổn định qua các thế hệ.

? Vì sao nói sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật.

-Vì: Sinh sản vô tính được thực hiện nhờ quá trình phân bào nguyên phân

-Sinh sản hữu tính nhờ phân bào giảm phân và thụ tinh. Mà hai quá trình này thực hiện được nhờ sự tự nhân đôi của NST.

Nội dung kiến thức cần đạt

I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?

- ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian

- ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.

- Quá trình tự nhân đôi:

+ Hai mạch ADN tách nhau theochiều dọc

+ Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS, 2 mạch mới của ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau

==>Kết quả: Hai phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.

Nguyên tắc: SGK (T 49)

II. Bản chất của gen.

- Gen là 1 đoạn của ADN, có chức năng di truyền xác định.

- Bản chất hoá học của gen là ADN

- Chức năng: Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử protein

III. Chức năng của ADN.

Gồm 2 chức năng:

- Lưu giữ thông tin di truyền

- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

=> Qúa trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của sự sinh sản đảm bảo sự sinh sôi của sinh vật.

4. Củng cố và luyện tập.

- HS đọc kết luận cuối bài.

- Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng:

?1. Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở:

a. Kì trung gianb. Kì đầuc. Kì giữad. Kì saue. Kì cuối( Đ/a:a)

?2. Phân tử ADN nhân đôi theo nguyên tắc:

a. Khuôn mẫu b. Bổ sungc. Giữ lại một nữad. Chỉ a và b đúng e. Cả a, b và c( Đ/a: e)

5. Hướng dẫn HS ở nhà:

- Học bàivà trả lời các câu hỏiSGK.

- GV hướng dẫn làm bài tập 2,4

- Nghiên cứu trước bài 17.

- Kẻ bảng 17 SGK vào vở bài tập

Giáo án Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của Gen– Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 16:ADN và bản chất của Gen

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

+Học sinh trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở ADN.

+Nêu được bản chất hoá học của gen.

+Phân tích được các chức năng của ADN.

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, đặt vấn đề, trực quan…

+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

3. Thái độ:

Nghiêm túc và thân thiện trong học tập

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh: mô hình cấu trúc phân tử ADN

- Hộp mô hình ADN phẳng

- Mô hình phân tử ADN

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

?Trình bày cấu tạo hoá học của phân tử ADN ?

? Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV đặt câu hỏi: Theo em ADN có nhân đôi không? vì sao?

HS giơ tay trả lời: Có vì ADN nằm trong nhân tế bào mà tế bào có nhân đôi nhờ nguyên phân nên ADN cũng nhân đôi

B2:GV nhận xét và dẫn dắt: ADN có nhân đôi nhưng x2 theo những nguyên tắc nào? Để trả lời chúng ta cùng nghiên cứu bài 16 ADN và bản chất của gen.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

Mục tiêu: HS nêu được cơ chế tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn.

B1: GV y/c học sinh nghiên cứu thông tinđoạn 1, 2 SGKthông tin trên cho em biết điều gì ?

- HS tự thu nhận và xử lí thông tinnêu được :

Không gian, thời gian của quá trình tự nhân đôi ADN

B2: GV y/c HS tiếp tục nghiên cứu thông tin. Quan sát H 16thảo luận:

? Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi

? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN

? Các nuclêôtít nào liên kết với nhau thành từng cặp

? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào

? Nhận xét về cấu tạo của ADN mẹ và 2 ADN con

B3: GV hoàn chỉnh kiến thức

- Từ ý kiến thảo luận GV y/c HS :

? Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung

- 1 HS lên trình bày trên tranh, lớp nhận xét bổ sung

B4: GV cho HS làm bài tập vận dụng:

Một đoạn mạch có cấu trúc:

- A - G- T -X - X - A-

- T - X - A - G - G - T -

Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN được tạo thành từ đoạn ADN trên

- GV tiếp tục nêu câu hỏi :

? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào

- 1 HS lên trình bày trên tranh, lớp nhận xét bổ sung

- HS vận dụng kiến thứcviết quá trình tự nhân đôi.

- 1 HS lên chữa bài tập, lớp nhận xét bổ sung

- HS nêu được 3 nguyên tắc:

+ Khuôn mẫu

+ Bổ sung

+ Giữ lại một nửa

Hoạt động 2: Bản chất của gen

Mục tiêu: Nêu được bản chất hóa học của Gen là ADN

B1: GV y/ c HS đọc thông tin SGKnêu bản chất hoá học của gen

- HS nêu được : Gen là một đoạn của ADN có cấu tạo giống ADN

B2: GV nhấn mạnh: mối liên quan kiến thức của 3 chương đã học: từ ý niệm về gen (nhân tố di truyền)Gen nằm trên NST

Bản chất hoá học là ADN

1 phân tử ADN gồm nhiều gen

? Gen có chức năng gì.

- HS hiểu được có nhiều loại gen có chức năng khác nhau

Hoạt động 3: Chức năng của gen

Mục tiêu: HS cần hiểu được chức năng của phân tử ADN

B1: GV phân tích và chốt lại 2 chức năng của ADN

- Vì sao ADN có những chức năng đó?

- HS tự nghiên cứu thông tin

B2: GV nhấn mạnh: Sự nhân đôi của ADNnhân đôi NSTđặc tính di truyền ổn định qua các thế hệ

- HS tham gia phát biểu, nêu lên chức năng của pt ADN.

I. AND TỰ NHÂN ĐÔI THEO NHỮNG NGUYÊN TẮC NÀO ?

- ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian

- ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu

- Qua quá trình tự nhân đôi:

+ Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc

+ Các Nuclêôtít của mạch khuôn liên kết với nuclêôtít tự do theo nguyên tắc bổ sung, 2 mạch mới của 2 ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau.

Kết quả : 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ

Nguyên tắc: (SGK trang 49)

II.BẢN CHẤT CỦA GEN

- Bản chất hoá học của gen là ADN

- Chức năng: Gen có cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc phân tử Prôtêin

III. CHỨC NĂNG CỦA ADN

Chức năng:

+ Lưu giữ thông tin di tryền

+Truyền đạt thông tin di truyền

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

1.Kết luận chung:HS đọc kết luận cuối bài trong SGK

2.Tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?

Vì sự tự nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung, và bán bảo toàn.

3. Bản chất hóa học của gen là ADN. Và có chức năng di truyền xác định.

4. Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:

-A-G-T-X-X-T-

-T-X-A-G-G-A-

Viết cấu trúc 2 mạch ADN con được tạo thành sau khi đoạn gen trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.

Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Có 1 phân tử ADN con nhân đôi k lần tạo số phân tử ADN con là: 2k.

Có a phân tử ADN tiến hành nhân đôi liên tiếp k lần tạo số phân tử ADN con là a.2k.

a gen nhân đôi k lần .Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là: Nmôi trường= Ngen.a.(2k -1).

Câu hỏi trắc nghiệm:

1.Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở:

a) Kì trung gian

b) Kì đầu

c) Kì giữa

d) Kì sau

e) Kì cuối

2. Phân tử ADN nhân đôi theo nguyên tắc:

a) Khuôn mẫu

c) Giữ lại một nửa

b) Bổ sung

d) Chỉ a và b đúng

e) Cả a, b, c

3.ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử vì:

a.ADN là cấu trúc mang gen, nó có khả năng tự nhân đôi.

b.ADN có cấu trúc mạch kép

c.ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nucleotit

d.ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

4.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nhân đôi của ADN?

a.Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

b.Diễn ra trong nhân tế bào và vào kì trung gian.

c.Trong 2 ADN con có một ADN mang cả 2 mạch của ADN mẹ , ADN còn lại được tổng hợp hoàn toàn mới.

d.Sự nhân đôi của ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

5.Nguyên liệu cung cấp cho quá trình tự nhân đôi của ADN là:

a.Các axitamin tự do của môi trường nội bào.

b.Các nucleotit tự do của môi trường nội bào.

c.Các ribonucleotit tự do trong môi trường nội bào.

d.Các bazơnitơ trong môi trường nội bào.

6.Gen là

a.Một đoạn ADN có chức năng di truyền xác định.

b.Một đoạn NST có chức năng di truyền xác định.

c.Một đoạn ARN có chức năng di truyền xác định.

d.Một đoạn protein có chức năng di truyền xác định.

7. Một gen tiến hành nhân đôi liên tiếp 5 lần, số gen con được tạo thành là:

a.5

b.32

c.10

d.31

4. Dặn dò: (1 phút)

-Học bài theo nội dungSGK

-Làm câu hỏi 2, 4vào vở bài tập

-Đọc và chuẩn bị trước bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………