Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 9

NGUYÊN PHÂN

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST chủ yếu là sự đóng duỗi xoắn trong chu kì tế bào.

- Trình bày được những diến biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân

- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS thái độ học tập tích cực, hợp tác.

- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học

II. Chuản bị tài liệu & TBDH:

+ GV: Tranh Nhiễm sắc thể ở kì giữa và chu kì tế bào + tranh H 9.1 – 9.3 SGK

-Ảnh NST hành tây.

-Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.1 & 9.2

+ HS: Kẻ bảng 9.2 vào vở.

III. Tiến trình tổ chức dạy & học:

1. Ổn định tổ chức:

9A:

9C:

9B:

9D:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu ví dụ về tính đặc trưng bộ NST của mỗi loài? Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?

? Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó? NST có chức năng gì?

3. Dạy và học bài mới:

* Đặt vấn đề: Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. TUy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kì của chu kì tế bào? Vậy NST đã biến đổi như thế nào ta nghiên cứu bài hôm nay:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1:

-GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin I và quan sát tranh H9.1 SGK

-HS thảo luận nhóm:

? Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?

? Kì trung gian tế bào và NST có hiện tượng gì?

-Tế bào ,lớn lên & NST nhân đôi

? Nguyên phân là gì?

GV yêu cầu HS quan sát H9.2 SGK và thảo luận nhóm để hoàn thiện bảng 9.1

- Đại diện HS trình bày, HS khác bổ xung

- GV kết luận.

- GV nhấn mạnh:

+ Sự đóng duỗi xoắn thành chu kì.

+ Dạng sợi( Duỗi xoắn ) ở kì trung gian

+ Dạng đặc trưng( Đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.

? Tại sao NST đóng duỗi xoắn có tính chất chu kì?

( GV giảng theo bảng 9.1)

? Ý nghĩa của sự đóng duỗi xoắn này?

- Sự duỗi xoắn cực đại giúp NST tự nhân đôi

- Sự đóng xoắn cực đại giúp NST phân li =>Quá trình nguyên phân mới xảy ra.

Hoạt động 2:

-GV yêu cầu HS quan sát tranh “ NST ở kì giữa và chu kì tế bào” Hoặc HS quan sát tranh H 9.2 & H 9.3.

-HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

? Nêu diễn biến cơ bản của nguyên phân?

? Mô tả hình thái của NST ở các kì.... hoàn thành bảng 9.2

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhóm khác bổ xung

- GV nhận xét và chốt kiens thức

( GV đưa ra đáp án trên bảng phụ)

I. Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.

- Chu kì tế bào gồm:

+ Kì trung gian: Tế bào lớn lên và có sự nhân đôi NST

+ Nguyên phân: Có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.

- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NSt diễn ra các kì của chu kì tế bào :

Hình thái NST

Trug gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Duỗi xoắn

Nhiều nhất

ít

Nhiều

Đóg xoắn

ít

Cực đại

- Sau mỗi chu kì tế bào hoạt động đóng duỗi xoắn lại lặp lại giúp NST tự nhân đôi và phân li

II. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

1. Kì trung gian:

- NST dài mảnh, duỗi xoắn

- NST nhânđôi thành NST kép.

- Trung tử cũngnhân đôi thành 2 trung tử

2. Nguyên phân:

Đáp án bảng 9.2

Các kì

Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể

Kì đầu

-NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt

-NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động

Kì giữa

-NST đóng xoắn cực đại ( hình thái đặc trưng)

-Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

Kì sau

-Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành NST đơn phân li về hai cực của tế bào

Kì cuối

-Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh trở về dạng ban đầu( Như kì trung gian )

GV nhấn mạnh:

- Trong qua trình phân bào nhâ phân chia trước.

- Màng nhân biến mất ở kì đầu và xuất hiện ở kì cuối.Thoi phân bòa xuất hiện ở kì đầu và tiêu biến ở kì cuối

-Sự co rút các sợi tơ => NST phân li về 2 cực

? Kết quả của quá trình nguyên phân là gì?

- GV cho HS quan sát Ảnh NST hành tây ở các kì chụp dưới kính hiển vi quang học.

Hoạt động 3:

-HS tự nghiên cứu thông tin III SGK

-HS thảo luận nhóm để trả lời:

? Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống mẹ?

- NST nhân đôi thành NST kép sau đó NST phân li thành NST đơn ( NST nhân đôi một lần và chia đôi một lần)

? Trong nguyên phân số lượng tê bào tăng mà bộ NSt không thay đổi điều đó có ý nghĩa gì?

-Đại diện HS trình bày, HS khác bổ xung.

-GV chốt kiến thức:

+ NP có vai trò đối với quá trình sinh sản và sinh trưởng

+ Duy trì bộ NST ổn định của loài.

* Kết quả: Nhờ sự tự nhân đôi của NST và phân li đồng đều về hai cực của tế bào mà từ một tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con coa bộ NST giống nhau và giống mẹ

III.Ý nghĩa của nguyên phân:

- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.

- Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

     

4. Củng cố và luyện tập:

- HS đọc ghi nhớ cuối bài.

- HS trả lời câu hỏi cuối bài:

? Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:

a.Kì đầu

b.Kì giữa

c.Kì sau

d.Kì trung gian.

? Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì:

a.Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

b.Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

c.Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con.

d.Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Nghiên cứu trước bài Giảm phân

- Kẻ bảng 10 SGK vào vở

Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 9

NGUYÊN PHÂN

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

+Học sinh trình bày được sự biến đỏi hình thái NST trong chu kì TB

+ Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân

+Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể

2. Kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Yêu thích môn học, nghiêm túc trong tiết học

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh phóng to H 9.1; 9.2; 9.3; ( SGK)

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.2

2. Chuẩn bị của học sinh: Hs Kẻ phiếu học tập

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Cấu trúc của nhiễm sắc thể là gì ? chức năng của NST?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: Nhờ hoạt động sống nào của tế bào giúp cho cơ thể lớn lên?

HS: Nhờ quá trình phân chia của tế bào, số lượng tế bào tăng lên giúp cơ thể lớn lên.

B2: GV: Vậy nhờ đâu mà số lượng tế bào tăng lên? ta cùng vào bài tìm hiểu.

Trong kỳ giữa của quá trình phân bào NST có cấu trúc đặc trưng. Nhưng các kỳ khác thì NST có sự biến đổi như thế nào?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1:

Mục tiêu: Trình bày được sự biến đổi NST trong chu kỳ Tế bào

B1: GV y/c HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 9.1trả lời câu hỏi :

? Chu kì TB gồm những giai đoạn nào ( lưu ý HS về thời gian và sự nhân đôi NST ở kì trung gian)

HS nêu được 2 giai đoạn:

+ Kì trung gian

+ Quá trình nguyên phân

- Các nhóm quan sát kỉ hình thảo luận, thống nhất ý kiến

+ NST có sự biến đổi hình thái

- dạng đóng xoắn

- dạng chuỗi xoắn

B2: GV y/c HS quan sát H 9.2Thảo luận:

+ Nêu sự biến đổi hình thái NST ?

+ Hoàn thành bảng 9.1

- dạng đóng xoắn

- dạng chuỗi xoắn

+ HS ghi mức độ đóng vàduỗi xoắnvào bảng 9.1

- Đại diện nhóm lên làm bài tập , các nhóm khác bổ sung

B3: GV gọi 1 HS lên làm trên bảng

HS nêu được :

+ Từ kì trung gian đến kì giữa: NST đóng xoắn

+ Từ kì sau đến kì trung gian tiếp theo: NST duỗi xoắn. Sau đó lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn qua chu kì TB tiếp theo

B4: GV chốt lại kiến thức

? tại sao sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì

Hoạt động 2:

Mục tiêu: Trình bày được sự thay đổi trạng thái đơn kép, và sự vận động của NST qua 4 kỳ nguyên phân

B1: GV y/c HS quan sát H 9.2 và 9.3trả lời các caau hỏi:

Hình thái NST ở kì trung gian

? Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì

- HS quan sát hình nêu được :

+ NST có dạng sợi mảnh

+ NST tự nhân đôi

B2: GV y/c HS nghiên cứu thông tin (trang 28) quan sát các hình ở bảng 9.2thảo luận: điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2

- HS trao đổi thống nhất trong nhóm, ghi lại những diễn biến cơ bản của NST ở các kì

-Đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.

(các nhóm sửa chữa sai sót nếu có)

B3: GV chốt lại kiến thức qua từng kì

I. Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào

I. Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào

(12ph)

- Chu kì TB gồm:

+ Kì trung gian: TB lớn lên và có nhân đôi NST

+ Nguyên phân: có sự phân chia NST và chất TB tạo ra 2 TB mới.

- Mức độ đóng duỗi xoắn của NST diễn ra qua các kì của chu kì TB

+ Dạng sợi (duỗi xoắn) ở kì trung gian

+ Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa

II. Những biến đổi cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân (15ph )

1) Kì trung gian:

- NST dài mảnh, duỗi xoắn

- NST nhân đôi thành NST kép

-Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử

2) Nguyên phân:

Các kì

Những diễn biến cơ bản của NST

Kì đầu

- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt

- Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động

Kì giữa

- Các NST kép đóng xoắn cực đại

- Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau

Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB

Kì cuối

Các NST đơn dãn xoắn ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắ

chất

B4:GV nhấn mạnh:

+ ở kì sau có sự phân chia tế bào chất và các bào quan

+ Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau giữa TB động vật và thực vật

? Nêu kết quả của quá trình phân bào

- HS ghi nhớ thông tin

- HS nêu được : Tạo ra 2 TB con

Hoạt động 2:Ý nghĩa của nguyên phân

Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của nguyên phân

B1: GV cho HS thảo luận nêu được :

? Do đâu mà số NST của TB con giống mẹ

? Trong nguyên phân số lượng TB tăng mà bộ NST không đổiđiều đó có ý nghĩa gì

- HS thảo luận nêu được:

do NST nhân đôi một lần và chia đôi một lần

bộ NST của mỗi loài được ổn định.

B2: GV nêu ý nghĩa thực tiễn trong giâm, chiết, ghép …

Kết quả: từ một TB ban đầu tạo ra 2 TB con có bộ NST giống nhau và giống TB mẹ

III.Ý nghĩa của nguyên phân (8ph)

- Nguyên phân là hình thức sinh sản của TB và sự lớn lên của cơ thể

- Nguyên phân di trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài các thế hệ TB.

     

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

(1)Kết luận chung:HS đọc kết luận cuối bài

(2) Nguyên phân là gì?

Là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản vô tính.

(3) Khoanh tròn vào các chữ cái ở đầu câu trả lời đúng

Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:

a) Kì trung gian

b) Kì đầu

c) Kì giữa

d) Kì sau

e) Kì cuối

Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:

a) Sự chia đều chất nhân của TB mẹ cho 2 TB con

b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của TB mẹ cho 2 TB con

c) Sự phân li đồng đều của các crômatít về 2 TB con

d) Sự phân chia đồng đều TB chất của TB mẹ cho 2 TB con

3. Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân, số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau đây?

a) 4

b)8

c) 16

d)32

Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

1. Xác định số lượng NST , tâm động, cromatit có trong một tế bào ở mỗi kì của nguyên phân:

Bước 1: Xác định bộ NST 2n

Bước 2: XĐ số lượng NST , cromatit, tâm động.

 Số NST đơn

 Số NST kép

 Số cromatit

 Số tâm động

 Kì đầu

 0

 2n

 2x2n=4n

 2n

 Kì giữa

 0

 2n

 2x2n=4n

 2n

 Kì sau

 2x 2n=4n

 0

 0

 2x2n=4n

 Kì cuối

 2n

 0

 0

 2n

2.Tính số tế bào con tạo ra sau nguyên phân:

- Từ một tế bào ban đầu qua k lần nguyên phân liên tiếp tạo ra 2ktế bào con.

- Có a tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số tế bào con tạo thành là a.2k.

- Số NST môi trường cung cấp cho a tế bào nguyên phân k lần là: a.2n(2k – 1).

3.Câu hỏi trắc nghiệm:

Lựa chọn các câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong các tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại:

a,Thành từng cặp tương đồng

b,Thành từng chiếc riêng rẽ

c,Luôn co ngắn

d,Luôn ở dạng sợi mảnh

Câu 2: Cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc NST

a.Giống nhau về hình dạng, kích thước. Một chiếc tồn tại trong tế bào sinh dưỡng, còn chiếc kia nằm trong tế bào sinh dục.

b. Có kích thước bằng nhau, một chiếc hình que, chiếc còn lại hình móc.

c. Có hình dạng tương tự nhau, chiếc có nguồn gốc từ bố lớn hơn chiếc còn lại có nguồn gốc từ mẹ.

d.Có hình dạng và kích thước tương tự nhau, một chiếc có nguồn gốc từ bố, chiếc còn lại có nguồn gốc từ mẹ.

Câu 3: Bộ NST lưỡng bội ở các loài sinh vật đặc trưng bởi:

a. Hình dạng, kích thước NST, còn số lượng NST thay đổi tùy từng giai đoạn phát triển của cá thể.

b. Hình dạng, kích thước NST, còn số lượng NST thì giống nhau ở các loài sinh vật.

c. Hình dạng, kích thước, số lượng NST.

d. Số lượng, kích thước NST, còn hình dạngNST thay đổi theo môi trường

Câu 4. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồngđược kí hiệu là:

a.3

b.n

c.2n

d.4n

Câu 5: Bộ NST chứa trong các tế bào con tạo thành sau nguyên phân bình thường của tế bào lưỡng bội 2n là:

a.n

b. 2n

c.4n

d.3n

Câu 6: Cơ thể sinh vật đa bào lớn lên nhờ quá trình

a.Nguyên phân

b. Giảm phân

c. Thụ tinh

d. Sinh sản

Câu 7: NST chuyển từ trạng thái đơn sang trạng thái NST kép nhờ hoạt động.

a. Xoắn lại và co ngắn ở kì đầu của nguyên phân.

b.Xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa của giảm phân 2.

c.Nhân đôi ở kì trung gian của chu kì tế bào.

d.Phân li NST về hai cực của tế bào ở kì sau của nguyên phân.

Câu 8: Bộ NST lưỡng bội ở ngô là 2n = 20. Số NST kép có trong một tế bào ngô đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân là:

a.10

b.20

c.40

d.80

Câu 9: Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 3 lần, số tế bào con tạo thành là:

a.2

b. 4

c.8

d.16

Câu 10: Có 2 tế bào sinh dục sơ khai, nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đã tạo ra được tất cả 32 tế bào con. Số lần nguyên phân của các tế bào này là:

a.2

b.4

c.1

d.5

Câu 11: Một tế bào của lúa nước (2n=24) nguyên phân liên tiếp 2 lần , số NST mà môi trường cung cấp cho quá trình trên là:

a. 24

b. 12

c.48

d. 72

Câu 12: Bộ NST lưỡng bội của lợn là 2n=38, số cromatit có trong 1 tế bào ở kì giữa của nguyên phân là:

a.38

b. 19

c.76

d.0

Câu 13: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây:

a. Tế bào trứng chưa thụ tinh

b.Tế bào sinh dục chín

c.Tế bào tinh trùng

d.Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai(chưa chín)

Câu 14: NST duỗi xoắn hoàn toàn ở kì nào của nguyên phân:

a.Kì đầu

b. Kì giữa

c. Kì sau

d.Kì cuối

e. Kì trung gian

Câu 15: Bộ NST ở người 2n=46 . Hãy xác định số NST đơn, số NST kép, số cromatit, số tâm động qua các kì của nguyên phân. Hoàn thành bảng sau:

 Số NST đơn

Số  NST kép

 Số cromatit

 Số tâm động

 Kì đầu

 Kì giữa

 Kì sau

 Kì cuối

Câu 16: Ở đậu Hà Lan, có 2n=14, một tế bào 2n của đậu Hà Lan nguyên phân 3 lần thì được kết quả nào trong những trường hợp sau đây?

a.8 tế bào đơn bội (n)

b.8 tế bào lưỡng bội (2n)

c.16 tế bào đơn bội (n)

d.6 tế bào lưỡng bội(2n)

4. Dặn dò: (1 phút)

Học bài và trả lời câu hỏi2,3,4,5 SGK, câu 1 giảm tải

Kẻ bảng 10 vào vở bài tập

Soạn và chuẩn bị trước bài 10: Giảm phân

* Rút kinh nghiệm bài học: