Giáo án Sinh học 9 Bài 45,46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

Giáo án Sinh học 9 Bài 45: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật - Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: ............................................. 

Tiết 47 :                                 

 Thực hành:

 Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

I. Mục tiêu: Sau tiết thực hành hs đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức:

- Giúp hs tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.

2.Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng thực hành

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs lòng yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:

+  GV: - Dụng cụ: Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây, giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilong đựng ĐV, dụng cụ đào đất.

            - Tranh: Mẫu lá cây. 

+ HS: - Nghiên cứu thông tin sgk.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học:

1.ổn định tổ chức:

          9A                                                         9B

          9C                                                         9D

1. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra 15 phút)

Câu hỏi:

C1: Các SV cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Trong sản xuất cần làm gì để tránh cạnh tranh giữa các cá thể làm giảm năng suất?

C2: Giải thích tại sao các cành phía dưới của các cây sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng?

Đáp án:

C1: + Hỗ trợ : Khi các sinh vật sống với nhau thành từng nhóm tại nơi có diện tích hoặc thể tích thích hợp, có nguồn thức ăn đầy đủ....

          + Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao => thiếu thức ăn, nơi ở, thiếu con đực, cái....

  ==> Trong sản xuất cần chú ý : Tròng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật và tách đàn đối với động vật khi cần thiết. Đồng thời phải cung cấp thức ăn đầy đủ và thường xuyên vệ sinh môi trường sạch sẽ.

C2: Cây mọc trong rừng có ASMT chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu => Tạo được ít chất hữu cơ => lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém => cành pjía dưói bị khô, héo dần và sớm bị rụng.  

3 . Bài mới:

Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật. Vậy hôm nay chúng ta cùng chứng minh điều này.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1

- GV y/c hs kẻ bảng 45.1 sgk ( T135) “ Các loại sinh vật sống trong môi trường”

- GV cho HS quan sát khu vực quanh truờng học.

- GV yêu cầu HS quan sát về: Đv, TV, nấm.....Sau khi quan sát yêu cầu HS báo cáo:

? Em đã quan sát được những sinh vật nào. Số lượng như thế nào.Nêu môi trường sống của chúng.

? Theo em có những môi trường sống nào ? Môi trường nào có số lượng sinh vật nhiều nhất. Môi trường nào có số lượng loài ít nhất. Vì sao?

- HS hoàn thành bảng tổng hợp vào vở.

- Hoạt động 2

- GV y/c hs kẻ bảng 45.2 vào vở

- GV cho hs quan sát 10 lá cây ở những điều kiện sống khác nhau trong khu vực vừa quan sát.

- GV lưu ý: Nên chon các cây ở môi trường sống khác nhau có kiểu hình khác nhau như cây rau dừa nước, cây rau mác....

? Từ những đặc điểm của phién lá cây quan sát được là loại lá cây nào.( Ưa sáng hay ưa bóng)

- HS: thảo luận theo nhóm  theo gợi ý sgk T137 ¦ sắp xếp cho phù hợp vào cột 5 trong bảng 45.2

- GV yêu cầu HS so sánh các lá cây đã quan sát với H45 SGK

? Lá cây quan sát được có giống lá nào trong hình vẽ không?

GV yêu cầu HS ép các lá cây đã thu thập được trong giờ thực hành..

I. Môi trường sống của sinh vật.

(HS hoàn thành bảng 45.1 )

+ Kết luận:

- Môi trường có điều kiện sống về nhiệt độ, ánh sáng…thì số lượng sinh vật nhiều, số loài phong phú.

- Môi trường sống có điều kiện không thuận lợi thì số lượng sinh vật ít hơn.

I.ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái lá cây.

* ( HS hoàn thành bảng 45.2 )

     * HS vẽ lá cây H14, 15 SGK vào vở

4. Củng cố và luyện tập:

- GV thu vở hs để kiểm tra

- GV nhận xét thái độ học tập của học sinh.

5. Hướng dẫn HS học học ở nhà:

- Cá nhân báo cáo thu hoạch theo nội dung sgk

 - Sưu tầm tranh ảnh: ĐV, TV.

Giáo án Sinh học 9 Bài 45,46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 48 :

Thực hành: (Tiếp theo)

Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

I. Mục tiêu: Sau tiết thực hành hs đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức:

- Giúp hs tìm được dẫn chứng vè ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng thực hành

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs lòng yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. Phương tiện, chuẩn bị:

+ GV: - Dụng cụ: Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây, giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilong đựng ĐV, dụng cụ đào đất.

- Tranh: Mẫu lá cây.

+HS: - Nghiên cứu thông tin sgk.

III. Tiến trình lên lớp:

1ổn định tổ chức:

9A9B

9C9D

2. Kiểm tra bài cũ:

? Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa của TV là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

? Trong thực tiễn cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể SV làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng?

3. Bài mới:

Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật. Vậy hôm nay chúng ta cùng chứng minh điều này.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1

- GV cho hs quan sát môi trường xung quanh trường học.

- GV chia nhóm HS:

+ Nhóm 1: Đào đất tìm những ĐV sống trong đất => để những ĐV đào bắt được vào túi nilon.

+ Nhóm 2: Dùng vợt bắt các loại côn trùng.

+ Nhóm 3: Tìm bắt các loại sâu bọ trên cây hoặc trên rau.

- GV y/c các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng 45.3

? Em đã quan sát được những loài động vật nào.

? Loài động vật đó có đặc điểm như thế nào thích nghi với môi trường sống?

- GV lưu ý: Y/C hs điền bảng 45.3 1 số sinh vật gần gũi với đời sống như: Sâu, ruồi, giun đất, châu chấu…

- GV đánh giá hoạt động của hs

- GV cho hs liên hệ: Em hãy nêu một sốtác động tiêu cực, tích cực của con người tới thiên nhiên?

? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ( Đối với Thực vật và động vật)

Hoạt động 2

GV hướng dẫn HS làm báo báo:

? Có mấy loại môi trường sống của SV?

? Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống SV?

? Các lá cây mà em quan sát được có những đặc điểm hình thái như thế nào? thuộc loại cây ưa bóng hay ưa sáng?

? Các loài động vật mà em quan sát được thuộc nhóm động vật nào? ưa ẩm hay ưa khô?

? EM hãy nhận xét về môi trường hiện nay nói chung và môi trường nơi em sống nói riêng?

? Là HS em thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?

III.Môi trường sống của động vật( HS hoàn thành bảng 45.3 )

IV. Viết thu hoạch( GV yêu cầu HS viết thu hoạch theo mẫu )1. Lí thuyết :2. Liên hệ thực tế:

4. Củng cố và luyện tập:

- GV thu vở hs để kiểm tra

- GV nhận xét thái độ học tập của học sinh.

- Vệ sinh lớp học sau giờ thực hành.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà

- Cá nhân báo cáo thu hoạch theo nội dung sgk

- Sưu tầm tranh ảnh: ĐV, TV.

- Nghiên cứu kĩ bài 47

- Kẻ bảng 47.1 SGK vào vở.

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 47,48 :

Thực hành:

Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ HS tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.

2. Kỹ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng quan sát thực địa.

+ Kỹ năng quan sát tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ:

+ Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

II. CHUẨN BỊ

Dụng cụ

Giấy kẻ ly, bút chì

Vợt bắt côn trùng, lọ, túi ni lông đựng động vật

Dụng cụ đào đất nhỏ

Tranh mẫu lá cây.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của Học sinh

Nêu nội dung, yêu cầu của bài thực hành

Địa điểm thực hành: khu vườn trường

Giáo viên yêu cầu học sinh trong quá trình quan sát hoàn thành bảng 45.1 SGK

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

B1:Có mấy loại môi trường đã quan sát? Môi trường nào có số lượng sinh vật quan sát nhiều nhất? Môi trường nào ít nhất?

B2:Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài tập trang 136, làm bảng 45.2

B3:Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ nhanh các hình dạng phiến lá trên giấy kẻ ô ly mà các em đã chuẩn bị sẵn.

B4:Giáo viên đồng thời yêu cầu học sinh làm bài tập trang 138.

- Sưu tầm và điền nội dung quan sát các động vật sưu tầm ở các môi trường khác nhau vào bảng 45.3

- Học sinh ghi chép lại các loại sinh vật quan sát được

- Học sinh dựa vào số lượng đã quan sát được để trả lời câu hỏi

- Học sinh chọn quan sát 10 cây ở các môi trường khác nhau. Đánh dấu kết quả quan sát vào bảng 45.2

- Học sinh dựa vào hình 45 trang 137: Các dạng phiến lá để vẽ những phiến lá mà các em thu thập được

- Học sinh làm tiêu bản khô

- Học sinh sưu tầm các động vật sống ở những môi trường khác nhau. Thảo luận trong nhóm ghi các nội dung thực hành vào bảng 45.3

IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ

Giáo viên thu các bài thực hành của Học sinh để kiểm tra

Giáo viên nhận xét thái độ của Học sinh trong 2 tiết thực hành đồng thời cho điểm ở các nhóm.

V. VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:

Mục tiêu:

Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh ép các mẫu lá mà các em sưu tầm được.

VI. DẶN DÒ

Cá nhân làm báo cáo thu hoạch như nội dung SGK

Sưu tầm tranh ảnh về động, thực vật

Đọc và chuẩn bị bài trước bài 47: Quần thể sinh vật

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………