Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 44

Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống

sinh vật.

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức:

- Giúp hs nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẩu sinh lí và tập tính của sinh vật, giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng qs hình nhận biết kiến thức, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế, phát huy tư duy logic, khái quát hóa.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật.

II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:

GV: -Tranh hình 42.1, 42.2 SGK& Bảng 42.1 sgk ( T123), Cây lá lốt trồng trong chậu để ngoài ánh sáng lâu.

HS: - 1 số cây: lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa.

III.Tiến trình tổ chức dạy và học:

1. ổn định tổ chức

9A9B

9C9D

2. Kiểm tra bài cũ:

? Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái trong câu 1SGK vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

? Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:

+ Loài vi khuẩn suối nước nóngCâu hỏi 4 trang 121 SGK

+ Loài sương rồng sa mạc

3. Dạy và học bài mới:

Đặt vấn đề: Khi chuyển một cây trồng từ nơi có cường độ ánh sáng yếu đến nơi có ánh sáng mạnh( hoặc ngược lại) thì khả năng sống của chúng như thế nào? Vậy nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào? --> vào bài...

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Họat động 1

- GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk

- GV cho hs qs cây lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa.

- HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1 sgk

- GV chốt lại kiến thức.

Đ2củacây

Câysống nơi quang

đãn

Cây sống

rong bón

râm

Đặc điểm h.thái

- Lá

- Thân

-Phiến lá nhỏ hẹp,màu xanh nhạt

- Thân thấp số cành câynhiều

- phiến lá lớn hơn và có màu xanh sẫm

- Chiều cao cây bị hạn chế.......

Đặc điểm sinh lí

- Cường độ quang hợp cao trong điều kiện AS mạnh

- Cây điề

tiết thoát h

i nước

linh hoạt.....

- Quang hợp yếu trong điều kiện AS mạnh

- Cây điều tiết thoát hơi nước kém......

- GV yêu cầu HS quan sát lá lúa, lá lốt, lá vạn niên thanh -> Nhận xét: Cách sắp xếp lá?Màu sắc củalá

( Cách sắp xếp lá khác nhau, màu sắc lá khác nhau)

? Giải thích cách sắp xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt.(hs:Cây lá lốt: lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng

+ Cây lúa: lá xép nghiêng tránh tía nắng chiếu thẳng gốc)

? Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá này nói lên điều gì (hs: Giúpthích nghi với môi trường)

? Người ta dựa vào chuẩn nào để phân biệt cây ưa bóng và cây sáng. (hs: Dựa và khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường.)

? ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào.(hs: ảnh hưởng đén quang hợp)

- HS quan sát H42.2 SGK -> Rút ra nhận xét gì?

- Cây có tính hướng sáng.

- GV liên hệ:

? Em hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết?

I. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.

- ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây.

- Thực vật được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng

VD: Cây xà cừ, cây thông....

+ Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi thiếu ánh sáng

VD: Cây vạn niên thanh, cây lá lốt.....

? Trong nông nghiệp người dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất như thế nào và có ý nghĩa gì?

( Trồng xen kẻ cây tăng năng suất và tiết kiệm đất. VD: trồng đỗ dưới cây ngô)

Hoạt động 2

- GV y/c các nhóm ng/cứu thông tin SGK và chọn phương án đúng ( thực hiện lệnh s sgk)

- Đại diện nhóm trình bày

- GV nhận xét -> đưa ra đáp án đúng ( Đ/án : 3)

- GV y/c : ? Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập choạng tối, ban đêm, buổi sáng sớm, ban ngày.

- VD: Chập choạng tối: Dơi dơi ; ban đêm: Cú mèo; ban ngày: ong........

? Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào.

( Nơi ở phù hợp với tập tính kiếm ăn, vd: loài ăn đêm hay ở hang tối)

GV thông báo:

+ Gà thường đẻ trứng ban ngày, vịt đẻ trứng ban đêm.

+ Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sớm hơn.

?Từ ví dụ trên en hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật.

- GV liên hệ: ? Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng.

- Chiếu sáng để cá đẻ.

-Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ trứng nhiều hơn

II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật.

- ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản…

- Người ta chia ĐV thành 2 nhóm:

+ Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày.

+ Nhóm động vật ưa tối:Gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc đất…

4. Củng cố và luyện tập:

- Gọi hs đọc kết luận sgk

? Nêu sự khác nhau giữaưa bóng vàưa sáng.

? Sắp xếp các cây sau vào nhómưa bóng vàưa sáng cho phù hợp: Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài, phong lan, hoa sữa, diếp cá, táo…

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk

- Đọc mục: Em có biết.

-Đọc trước bài: ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Giáo án Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 44

Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống

sinh vật.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+HS nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẩu sinh lí và tập tính của sinh vật

+Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

+ Phát triển kĩ năng tư duy lôgíc, khái quát hoá, hệ thống hoá

3. Thái độ:

+ Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sống của sinh vật

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- T­ranh phóng toSGK

- Một số cây: lá lốt trong chậu và ngoài sáng, vạn niên thanh, cây lúa ...

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:KT 2 HS: HS1(Câu 1) HS2 (câu 4) sgk nội dung1. cả lớp làm bài tập 4, bảng4

2. Các hoạt động

A.Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV cho HS quan sát cây lá lốt trồng ngoài ánh sáng và trồng trong bóng râm. Hãy nhận xét sự sinh trưởng phát triển của 2 cây này. Vậy nhân tố ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng phát triển của sinh vật.

B.Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1:ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG THỰC VẬT

Mức độ cần đạt: - Chỉ ra được những ảnh hưởng của ánh sáng lên hình thái, sinh lí và tập tính của thực vật.Phân biệt được nhóm cây ưu bóng và cây ưa sáng.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

B1: GV nêu vấn đề: ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào ?

B2: GV cho HS quan sát cây lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa ..

- GV gọi đại diện 1 nhóm lên hoàn thành

B3: GV đưa ra đáp án đúng (GV thông báo thêm về cường độ hô hấp)

B4: GV yêu cầu HS trả lời vấn đề GV nêu ở trên

GV hỏi:

+ Giải thích cách xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt

+ Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá này nói lên điều gì?

? Người ta phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng dựa vào tiêu chuẩn nào

* Liên hệ:

? Em hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết.

? Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất như thế nào ? và có ý nghĩa gì

- HS nghiên cứu SGK trang 122. Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1 SGK

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét

- Các nhóm theo dõi sữa chữa (nếu cần)

HS nêu được:

+ Ánh sáng ảnh hưởng tới quang hợp

- HS quan sát cây lá lốt và cây lúa. Yêu cầu nêu được :

+ Cây lá lốt: lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng

+ Cây lúa: lá xếp nghiêng tráng tia nắng chiếu thẳng góc.

Giúp thực vật thích nghi với môi trường

- HS nghiên cứu SGK trả lời được ý sau: Dựa vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường

Trồng xen canh để tăng năng suất và tiết kiệm đất

VD: trồng đậu dưới cây ngô

I.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

Kết luận :

Ánh sáng ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo và hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây.

- Nhóm cây ưa sáng:

Gồm những cây sống nơi quang đãng như lúa, ngô,cải, rau...

- Nhóm cây ưa bóng:

Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác như dương xỉ, lá lót, diếp cá...

Hoạt động 2:ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG CỦA ĐỘNG VẬT

Mức độ cần đạt: - HS chỉ ra được ánh sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sống, sinh sản và tập tính của động vật

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

B1:GV yêu cầu: Nghiên cứu thí nghiệm SGK trang 123

+ Trả lời câu hỏi:

? Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào ?

B2:GV đánh giá hoạt động của HS. Tiếp tục nêu câu hỏi:

? Kể tên những ĐV thường kiếm ăn lúc hoàng hôn, ban đêm, bình minh, ban ngày

? Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào ?

B3: GV thông báo thêm:

+ Gà thường đẻ trứng ban ngày, Vịt đẻ trứng ban đêm

+ Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sớm hơn

Từ Ví dụ trên em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật

- HS nghiên cứu thí nghiệm Thảo luận nhóm: Chọn phương án đúng.

- Kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng

Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ sung

- HS tiếp tục trao đổi để tìm ví dụ cho phù hợp

- Nơi ở phù hợp với tập tính kiếm ăn

Ví dụ: Loài ăn đêm hay ở trong hang tối

- HS khái quát kiến thức, phân chia động vật thành những nhóm thích nghi với những điều kiện chiếu sáng ngày đêm.

HS có thể nêu:

+ Chiếu sáng để cá đẻ

+ Tạo ngày nhân tạo để gà vịt đẻ nhiều trứng

II.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật

* Kết luận :

- Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản ...

- Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày như: Trâu bò. Dê, cừu, gà, vịt...

- Nhóm động vật ưa tối: Gồm những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc đất...

VD: Chồn, cáo, sóc, cú...

3.Củng cố:

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-? Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng, cho ví dụ

Điền vào báng 42.2 vào vở bài tập.

4.Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Liên hệ: Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất?

5. Dặn dò:

- Học bài, trả lời câu hỏiSGK.

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………