Giáo án Sinh học 9 Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 14:Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:
- HS biết nhận dạng hình thái NST ở các kì
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi .
- Rèn kĩ năng vẽ hình.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ,giữ gìn dụng cụ, tự giác trong học tập
II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:
GV: Kính hiển vi, bộ tiêu bản NST, tranh các kì của nguyên phân
HS: Xem lại những bài đã học
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức :
9A
9C
9B
9D
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày những biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào ?
? Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ xung cho qui luật PLĐL của Men Đen như thế nào?
? Trình bày cấu trúc NST? NST có chức năng gì mà được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền.
? bài tập 4 SGK ( Đ/a c)
? Các bước sử dụng kính hiển vi:
-Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
-Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản
-Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ cho tới khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
3. Dạy và học bài mới:
*Đặt vấn đề: (GV nêu yêu cầu của bài thực hành)
Hoạt động thầy Hoạt động 1 - GV Y/C hs nêu các bước tiến hành quan sát tiêu bản NST HS trình bày các thao tác + Đặt tiêu bản lên bàn kính: quan sát ở bội giác bé rồi chuyển sang bội giác lớn ==> Nhận dạng TB đang ở dạng nào Cần lưu ý: + Kĩ năng sử dụng kính hiển vi + Mỗi tiêu bản gồm nhiều TB, cần tìm TB mang NST nhìn rõ nhất - Các nhóm quan sát lần lượt các tiêu bản - Các nhóm hoàn thành mục ghi chú từ : a đến f - GV chốt lại kiến thức - GV Y/C các nhóm thực hiện theo quy trình đã hướng dân - GV quan sát tiêu bản ==> xác nhận kết quả của từng nhóm Hoạt động 2 GV treo tranh các kì của nguyên phân GV cung câp thêm thông tin + Kì trung gian: TB có nhân + Các kì khác căn cứ vào vị trí NSTtrong TB VD: Kì giữ NST tập trung ở giữa TB thành hàng, có hình thái rõ nhất *Nếu hộp tiêu bản NST để lâu hỏng==>dùng tranh câm các kì của nguyên phân để học sinh nhận dạng hình thái NST ở các kì |
Hoạt động trò I. Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể. HS ghi chú từ : a đến f a. NST ở kì TG: Dài mảnh duỗi xoắn b.Kì đầu: NST kép bắt đầu xoắn và co ngắn c.Kì giữa: NST đóng xoắn cực đại d.Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động e.Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn f.2 tế bào con được hình thành có bộ NST giống mẹ II. Báo cáo thu hoạch. - Học sinh quan sát tranh, đối chiếu với hình vẽ của nhóm ==>nhận dạng NST đang ở kì nào - Từng thành viên vẽ và chú thích các hình đã quan sát được vào vở. |
4. Củng cố và luyện tập:
- Các nhóm tự nhận xét về thao tác sử dụng kính hiển vi.
- Báo cáo kết quả quan sát tiêu bản.
- GV đánh giá chung về ý thức và kết quả của các nhóm
- Đánh giá kết quả của nhóm qua bản thu hoạch
5. Hướng dẫn HS học ở nhà
- Ôn lại toàn bộ kiến thức chương II
- Nhiên cứu trước bài AND
Giáo án Sinh học 9 Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 14:Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS biết nhận dạng hình thái NST ở các kì.
2. Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng vẽ hình
+ Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi
3. Thái độ:
+ Bảo vệ, gìn giữ dụng cụ
+ Trung thực, vẽ những hình quan sát được.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh các kì của nguyên phân
- Kính hiển vi ( 2 cái )
- Bộ tiêu bản NST
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Quan sát tiêu bản NST Mục tiêu: Biết cách quan sát tiêu bản hình tháI NST, kỹ năng sử dung kính hiển vi B1: GV nêu y/c của bài thực hành. Biết nhận dạng hình thái NST ở các kì Vẽ lại hình khi quan sát được Có ý thức kỉ luật không nói to B2: GV phân chia nhóm phát dụng cụ thực hành B3: GV y/c HS nêu các bước tiến hành quan sát tiêu bản NST - 1 HS trình bày các thao tác. Yêu cầu nêu được: Yêu cầu nêu được: - Khi nhận dạng được hình thái NST, các thành viên lần lượt quan sátvẽ hình đã quan sát được vào vở. B4: GV chốt lại kiến thức - GV y/c các nhóm thực hiện theo qui trình đã hướng dẫn - GV quan sát tiêu bảnxác nhận kết quả của từng nhóm. Hoạt động 2: Mục tiêu: : HS viết được bài thu hoạch sau khi quan sát NST dưới kính hiển vi… B1: GVtreo tranh các kì của nguyên phân HS quan sát tranh đối chiếu với hình vẽ của nhómnhận dạng NST đang ở kì nào? Từng thành viên vẽ và chú thích các hình đã quan sát được vào vở. B2: GV cung cấp thêm thông tin + Kì trung gian: TB có nhân + Các kì khác căn cứ vào vị trí NST trong TB VD: kì giữa NST tập trung ở giữa TB thành hàng, có hình thái rõ nhất |
1. Quan sát tiêu bản NST: + Đặt tiêu bản lên bàn kính: quan sát ở bội giác bé chuyển sang bội giác lớnnhận dạng TB đang ở kì nào - Các nhóm tiến hành quan sát lần lượt các tiêu bản * Lưu ý: + Kĩ năng sử dụng kính hiển vi + Mỗi tiêu bản gồm nhiều TBcần tìm TB mang NST nhìn rõ nhất. 2. Báo cáo thu hoạch - HS tiến hành quan sát đói chiếu với tranh vẽ - Vẽ NST vào vở bài tập |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Các nhóm tự nhận xét về thao tác sử dụng kính, kết quả quan sát tiêu bản
- GV đánh giá chung về ý thức và kết quả của các nhóm
- Đánh giá kết quả của nhóm qua bản thu hoạch
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Các em có biết loại tế bào nào không có nhân không? (tb hồng cầu)
4. Dặn dò: (1 phút)
Soạn và chuẩn bị trước bài15: ADN
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………