Giáo án Sinh học 9 Bài 27: Thực hành quan sát thường biến mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 27: Thực hành quan sát thường biến – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 28:Thực hành

quan sát thường biến.

I.Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong tiết thực hành hs đạt được các mục tiêu sau:

1. Kiến thức:

- Giúphs nhận biết được một số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống.

- Phân được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.

- Qua tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được: Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen , tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích thông qua tranh và mẫu vật.

- Rèn kĩ năng thực hành.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs ý thức cẩn thận, làm việc khoa học.

II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:

+ GV: Tranh ( ảnh) minh hoạ thường biến: ảnh chụp chứng minh thường biến không di truyền( mầm khoai lang tách từ 1 cũ: 1 mầm đặt trong bóng tối, 1 mầm đặt ngoài ánh sáng)

+HS: Mẫu vật: Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài ánh sáng, 1 thân cây rau dừa nước mọc từ mô đất bò xuống ven bờ và trãi trên mặt nước.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học:

1.ổn định tổ chức:

9A9B

9C9D

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra bài thu hoạch của giờ thực hành trước.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới:

*Đặt vấn đề: GV nêu yêu cầu của bài thực hành.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

GV y/c hs qs tranh, ảnh ,mẫu vật các đối tượng: mầm khoai, cây rau dừa nước ¦ thảo luận:

? Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.

? Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.

GV yêu cầu HS quan sát H25

- Các nhóm thảo luận ¦ ghi vào bảng báo cáo thu hoạch.

- GV y/c đại diện các nhóm trình bày.

- Nhóm khác bổ sung

- GV chốt lại đáp án đúng:

Đối tượng

ĐK

môi trường

Kiểu hình tươ

g ứng

Nhân tố tác động

1. Mầm khoai

-Có ánh sáng.

- Trong tối

- Mầm có màu xanh.

- Mầm lá có m

u vàng

- ánh sáng

2. Cây rau dừa nước

- Trêncạn.

- Ven bờ

- Trên mặt nước

- Thân lá nhỏ

- Thân lá lớn

- Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao

Độ ẩm

3…….

........

............

...

? Nhận xét về ảnh hưởng khác nhau của cùng ĐKS đối với tính trạng chất lượng và số lượng.

Hoạt động 2:

- GV HD hs qs tranh lá mạ mọc ven bờ và trong ruộng

- HS thảo luận: ? Sự sai khác giữa hai cây mạ

?Các cây lúa được gieo từ hạt của hai cây trên có khác nhau không. Rút ra nhận xét.( hs: Con của chúng giống nhau: biến dị không di truyền được)

? Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển tốt hơn cây mạ ở trong ruộng.(hs: Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau)

- GV y/c hs phân biệt thường biến và đột biến.

Hoạt động 3:

-GV y/c hs qs ảnh 2 luống xu hào của cùng 1 giống nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau.

? Hình dạng củ của 2 luống có khác nhau không.

( hs: Hình dạng giống nhau: t trạng chất lượng)

? Kích thước của các củ su hào ở 2 luống khác nhau ntn.( hs: chăm sóc tốt: củ to; ít chăm sóc: củ nhỏ)

- GV y/c hs rút ra nhận xét.

I.Nhận biết 1 số thường biến.

+ Cùng một kiểu gen dưới điều kiện sống khác nhau biểu hiện thành những kiểu hình khác nhau.

II. Phân biệt thường biến và đột biến

Thường biến

Đột biến

- Là những biến đ

i ở kiểu

h

nh không liên quan đ

n CS

CDT

Là những biến đổi trong CSVCDT ( ADN, NST)

- Không DT được

-DT được

Xuất hiện đồng lọat theo hướng xác định

- Xuất hiện ngẫu nhiên, cá thể, không xác định

- Có lợi cho SV giúp SV thích nghi điều kiện sống.

- Có hại cho

V, làm cho

V có sức sống kem, dị dạng thậm chí là chết

III. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.

- Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen.

- Tính trạng số lượng phụ thuộc vào đk sống.

4. Củng cố và luyện tập:

- GV rút kinh nghiệm giờ thực hành.

- GV căn cứ vào bản thu hoạch để đánh giá.

- GV cho điểm 1 số nhóm chuẩn bị chu đáo và bản thu hoạch có chất lượng.

- GV cho hs dọn vệ sinh

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Ôn lại toàn bộ kiến thức chương IV

- Đọc trước bài: Phương pháp nghiên cứu di truyền người.

Giáo án Sinh học 9 Bài 27: Thực hành quan sát thường biến – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ..............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 28:Thực hành

quan sát thường biến.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+Học sinh nhận biết được một số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác

động trực tiếp của điều kiện sống.

+Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến

+ Qua tranh ảnh và mẫu vật sống, rút ra được:

- Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen

- Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng thực hành

+ Rèn kĩ năng quan sát , phân tích thông qua tranh và mẫu vật.

3.Thái độ thực hành nghiêm túc, tích cực tìm tòi…

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV : Như SGK.

Tranh ảnh minh hoạ thường biến

Ảnh chụp chứng minh thường biến không di truyền được

2.HS: Như SGK

Mẫu vật: mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (2’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

-Phân biệt hiện tượng di truyền và biến dị? Nêu tên một loại biến dị xuất hiện ở phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen mà em đã biết?

-Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.

3. Giảng bài mới:

A. KHỞI ĐỘNG. (3’)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV nêu yêu cầu của bài thực hành. Phát dụng cụ đến các nhóm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1:NHẬN BIẾT MỘT SỐ THƯỜNG BIỂN

Mức độ cần đạt: Nhận biết được một số dạng thường biến qua tranh ảnh, vật mẫu sống

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

B1:GV yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh , mẫu vật các đối tượng.

+ Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh

+ Nêu các nhân tố tác động gây thường biến

B2:GV chốt lại đáp án đúng.

- HS quan sát kĩ các tranh ảnh và mẫu vật: mầm củ khoai lang, cây rau dừa nước và các tranh ảnh khác.

- Thảo luận nhómghi vào bảng báo cáo thu hoạch

- Đại diện nhóm trình bày báo cáo.

Đối tượng

Điều kiện môi trường

Kiểu hình tương ứng

Nhân tố tác động

1. Mầm khoai lang

- Có ánh sáng

- Trong tối

- Mầm lá có màu xanh

- Mầm lá có màu vàng

Ánh sáng

2. Cây rau dừa nước

- Trên cạn

- Ven bờ

- Trên mặt nước

- Thân lá nhỏ

- Thân lá lớn

- Thân lá lớn hơn, rể biến thành phao.

Độ ẩm

3. Cây mạ…

Hoạt động 2: PHÂN BIỆT THƯỜNG BIẾN VÀ ĐỘT BIẾN

Mức độ cần đạt: Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến qua tranh ảnh , mẫu vật sống

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

B1:GV hướng dẫn HS quan sát trên đối tượng lá cây mạ mọc ở ven bờ và trong ruộng.

B2: GV cho HS thảo luận:

? Sự sai khác giữa 2 cây mạ mọc ở vị trí khác nhau ở vụ thứ nhất thuộc thế hệ nào

? Các cây lúa được gieo từ hạt của 2 cây trên có khác nhau không ? rút ra nhận xét

? Tại sao cây mạ ở ven bờ phát triển tốt hơn cây trong ruộng

B3: GV y/c HS phân biệt thường biến và đột biến

- Các nhóm quan sát tranh thảo luận:nêu được :

+ Hai cây mạ thuộc thế hệ thứ nhất (biến dị trong đời cá thể)

+ Con của chúng giống nhau (Biến dị không di truyền được)

+ Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau

- Một vài HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung.

Hoạt động 3:NHẬN BIẾT ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI

TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG VÀ TÍNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG

Mức độ cần đạt: Nhận biết một số thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của môi trường qua tranh ảnh và mẫu vật sống

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

B1: GV yêu cầu học sinh quan ảnh 2 luống su hào của cùng một giống, nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau.

? Hình dạng củ của 2 luống su hào có khác nhau không

? Kích thước của các củ su hào ở 2 luống khác nhau như thế nào

rút ra nhận xét .

- HS nêu được:

+ Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng)

+ Chăm sóc tốt: củ to

+ Chăm sóc ít: củ nhỏ

Nhận xét:

+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen

+ Tính trạng số lượng phụ thuộc vào điều kiện sống.

C.LUỆN TẬP (3’)(Hình thành kĩ năng mới).

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

+ GV căn cứ vào bản thu hoạch để đánh giá

+ GV cho điểm một số nhóm làm tốt

+ GV cho học sinh thu dọn vệ sinh

D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (3’)

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

-GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

Câu 1 . Điểm nào sau đây là của thường biến:

A.Biến đổi kiểu hình là di truyền cho đời sau

B.Biến đổi kiểu gen là di truyền cho đời sau

C.Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định, không di truyền được

D.Biến đổi kiểu gen và kiểu hình

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không là thường biến:

A.Lá rụng vào mùa thu mỗi năm

B.Da người sạm đen khi ra nắng

C.Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người

D.Cùng một giống trong điều kiện chăm sóc tốt cho năng suất cao

E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ. (1’)

Đọc và chuẩn bị trước bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người vào vở bài tập

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………