Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo) mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 3:

LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TT)

I.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.

1. Kiến thức:

- HS hiểu và trình bày đượcnội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.

- Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.

- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền hội hoàn toàn.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm và viết sơ đồ lai.

3.Thái độ:

Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu quy luật của hiện tượng di truyền

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TBDH:

GV: Tranh minh hoạ lai phân tích, tranh hình 3 SGK

Tranh trội không hoàn toàn

HS: Tìm hiểu trước bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

9A : 9C :

9B : 9D :

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu khái niệm tính trạng trội, tính trạng lặn, kiểu gen, kiểu hình....

? Phát biểu nội dung quy luật phân li?

? HS chữa bài tập 4 trang 10 SGK

3. Dạy và học bài mới:

*Đặt vấn đề: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy luật phân li. Vậy làm thế nào chúng ta xác định được kiểu gen của bố mẹ khi lai phân tích -> Vào bài.

Hoạt động của thầy & trò


Hoạt động 1:

- GV Y/C HS nêu tỉ lệ các loại tổ hợp ở F2 trong TNo của Menđen.

- GV Y/c 2 hS lên bảng viết sơ đồ lai

- HS dự đoán kết quả:

? Kết quả lai như thế nào thì kết luận đậu đỏ F2 là thuần chủng?

? Trường hợp không thuần chủng kết quả lai như thế nào?

- GV Y/C HS các nhóm thực hiện lệnh 3 SGK (T11). HS các nhóm thảo luậntrả lời

- GV chốt lại và nêu vấn đề: Hoa đỏ có 2 kiểu gen AA và Aa

? Kiểu gen là gì?

? Thể đồng hợp là gì? Thể dị hợp là gì?

? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

- HS trả lời: Đem lai với cá thể mang tính trạng lặn=> đó là phép lai phân tích

- GV Y/C HS làm bài tập điền từ

- HS điều từ: 1: trội; 2: kiểu gen; 3: lặn; 4: đồng hợp;5: dị hợp.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, minh họa bằng sơ đồ ( Như SGK)

- GV nhấn mạnh: ? Tại sao trong phép lai phân tích nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (hoặc ngược lại....)

- Con lai đồng tính tức là có một kiểu hình -> cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho một loại giao tử-> có kiểu gen đồng hợp tử -> Thuần chủng

Hoạt động 2

- GV Y/C HS nghiên cứu thông tin SGK, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:

? Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên.

? Xác định tính trạng trội& tính trạng lặn nhằm mục đích gì.

? Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất.

? Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần thực hiện phép lai nào.

- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung

- GV chốt lại kiến thức

Hoạt động 3:

- GV Y/C HS quan sát hình 3 SGK & thực hiện lệnh SGK cho biết:

? Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn.

- HS trội không hoàn toàn có kiểu hình:

-F1: Tính trạng trung gian

-F2: 1 trội: 2 trội trung gian: 1 lặn.

- Từ cần điền “ tính trạng trung gian”

- GV chốt lại kiến thức.

* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.

Nội dung

III. Lai phân tích.

1. Một số khái niệm.

- Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong TB của cơ thể.

- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.

- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen khác nhau

2. Lai phân tích.

- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

- Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA)

- Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1: 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp(Aa)

IV.Ýnghĩa của tương quan trội - lăn.

- Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến

- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế.

- Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạnh phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.

V. Trội không hoàn toàn.

- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn tỉ lệ kiểu hình F2 là: 1:2:1

4. Củng cố và luyện tập

Khoanh tròn các chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:

1.Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả thu được:

A. Toàn quả vàng

B. Toàn quả đỏ

C. 1quả đỏ: 1quả vàng

D. 3quả đỏ: 1quả vàng

2. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quuy định thân thấp.

Cho lai cây thân cao với cây thân thấp, F1 thu được 51% cây thân cao: 49% thân thấp. Kiểu gen của phép lai trên là:

a. P: AA x aa

b. P: AA x Aa

c. P: AaxAa

d. P: Aaxaa

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK

- Làm bài tập 3 và kẻ bảng 4 vào vở.

Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 3:

LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TT)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

+HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.

+ Giải thích được vì sao qui luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.

+Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.

+ Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn.

2. Kĩ năng:

+ Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh

+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

+ Luyện kĩ năng viết sơ đồ lai

3. Thái độ:

- Cũng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng sinh học

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh minh hoạ lai phân tích

- Tranh phóng to H 3 SGK

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: (3ph)Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệmtheo Men Đen?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: Giáo viên treo tranh hình 3.2 sgk- sơ đồ lai giải thích kết quả lai 1 cặp tt của MĐ.

yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài tập xác định cơ thể mang tính trạng trội và lặn thuần chủng ( có kiểu gen đồng hợp) hay không thuần chủng( do kiểu gen dị hợp quy định).

HS sẽ xác định được là tính trạng trội là hoa đỏ có thể thuần chủng hoặc không. Còn tt hoa trắng thì thuần chủng.

B2: Vậy vấn đề ở đây là làm sao để biết được cơ thể mang tính trạng trội có thuần chủng hay không?

Hs không trả lời được. Gv dẫn dắt vào bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Lai phân tích

Mục tiêu: Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.

B1: GV y/c HS nêu tỉ lệ các loạihợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Men Đen.

- 1 HS nêu kết quả hợp tử ở F2 có tỉ lệ : 1 AA : 2 Aa : 1 aa

- Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm : kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp

- HS ghi nhớ khái niệm

- Các nhóm thảo luậnviết sơ đồ lai của 2 trường hợp và nêu kết quả của từng trường hợp

B2: - GV yêu cầu HS xác định

kết quả của các phép lai:

+ P: hoa đỏ x hoa trắng

AAxaa

+ P: hoa đỏ x hoa trắng

Aaxaa

- Đại diện 2 nhóm lên viết 2 sơ đồ lai. Các nhóm khác bổ sung hoàn thiện đáp án

GV chốt lại kiến thức và nêu vấn đề: hoa đỏ có 2 kiểu genAA ; Aa

- Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội?

- HS căn cứ vào 2 sơ đồ lai thảo luận và nêu được:

+ Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trộiđem lai với cá thể mang tính trạng lặn

B3:GV thông báo cho HS phép lai đó gọi là phép lai phân tích và y/c HS làm tiếp bài tập điền từ (trang 11)

- HS lần lượt đền các cụm từ vào các khoảng trống theo thứ tự:

1: Trội ; 2: kiểu gen

3: lặn ; 4: đồng hợp ;

5: dị hợp

- GV gọi 1 HS nhắc lại khái niệm phép lai phân tích

B4: GV đưa thêm thông tin để HS phân biệt được khái niệm lai phân tích với mục đích của lai phân tích là nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

+ 1 đến 2 HS đọc lại khái niệm lai phân tích

Hoạt động 2:Ý nghĩa của tương quan trội - lặn

Mục tiêu: Nêu được vai trò của quy luật phân li đối với sản xuất.

B1: GV y/c các nhóm HS nghiên cứu thông tin SGKthảo luận

+ Nêu tương quan trội – lặn trong tự nhiên?

+ Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì?

+ Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ?

+ Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến

- Các nhóm khác bổ sung

B2: Vậy quy luật phân li có ý nghĩa gì?

Xác định được tương quan trội lặn.

III.LAI PHÂN TÍCH

- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể

- Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau

- Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau

- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn

+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.

+ Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp

IV.Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘILẶN

- Trong tự nhiên mối tương quan trội – lặn là phổ biến

- Tính trạng trội thường là tính trạng tốtcần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quí vào một kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế

- Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

1,Kết luận chung:HS đọc kết luận SGK

2,Khoanh tròn vào chữ cái (A; B ; C …) chỉ ý trả lời đúng

(1)Cho các phép lai sau: Những phép lai nào là pl phân tích:

1.Aa x aa2.Aa x Aa3. AA x aa4. AA x Aa5. aa x aa6.Aabb x aabb

(2) Khi cho cây cà chua thuần chủng quả đỏ lai phân tích.Kết quả thu được?

Toàn quả vàng

Toàn quả đỏ

1 quả đỏ : 1 quả vàng

3 quả đỏ : 1 quả vàng

Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Theo em thì thí nghiệm của MĐ được nghiệm đúng ( cho kết quả chính xác) trong điều kiện nào?

HS: - Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản đem lai.

- Số cá thể phân tích phải lớn

-Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Đọc nội dung kiến thức vềdi truyền trội không hoàn toàn.

4. Dặn dò: (1 phút)

Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2SGK

Kẻ bảng 4 vào vở bài tập, soạn bài 4: Lai hai cặp tính trạng

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………