Giáo án Sinh học 9 Bài 7: Bài tập chương I – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 7:
BÀI TẬP CHƯƠNG I
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:
- Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.
-Biết vận dụng lý thuyết để giải thích các bài tập.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho Hs kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền
3. Thái độ:Giáo dục cho HS ý thứctự giác nghiêm túc làm bài tập
II. Chuẩn bị tài liệu và TBDH:
GV: Các dạng kiến thức đã học
HS: Làm bài tập của chương I
III.Tiến trình tổ chức daỵ và học:
1. Ổn định tổ chức:
9A:9C:
9B:9D:
2. Kiểm tra bài cũ:
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Thế nào là kiểu gen?
a. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể SV.
b.Là tổ hợp các gen trong tế bào của cơ thể thường chỉ xét một vài cặp gen đang được quan tâm.
c. Kiểu gen là toàn bộ các gen trội được biểu hiện ra kiểu hình.
d. Cả a và b đúng.
2. Thế nào là kiểu hình?
a. Kiểu hình là tất cả các tính trạng được biểu hiện trên hình dạng cơ thể.
b. Kiểu hình bao gồm toàn bộ các đặc điểm hình thái của cơ thể.
c. Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể thường chỉ nói tới một vài tính trạng đng được quan tâm.
d. Cả b và c đúng.
3. Chọn câu sai trong các câu sau?
a. Thể đồng hợp là 2gen nằm trong cặp NST tương đồng ở TB sinh dưỡng giống nhau.
b. Thể dị hợp là 2 gen trong một cặp NST tương đồng ở TB sinh dưỡng khác nhau.
c. Thể đồng hợp là các gen trong TB giống nhau.
d. Thể đồng hợp trội là 2 gen trong cặp tương ứng ở TB sinh dưỡng đều là gen trội.
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
Đáp án |
b |
c |
c |
3. Dạy và học bài mới:
*§ặt vấn đề:
-GV Y/C HS nhắc lại nội dungcơ bản của chương I.
- Để củng cố các quy luật di truyền và ứng dụng các quy luật đó. Hôm nay chúng ta cùng áp dụng làm bài tập.
Hoạt động 1: I. Hướng dẫn cách giải bài tập
1. Lai một cặp tính trạng.
* Dạng 1: Biết kiểu hình của P ta có thểxác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen của F1 và F2
- Cách giải: + Bước 1: Quy ước gen
+ Bước 2: Xác định kiểu gen của P
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai
- Ví dụ: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F1 thu được toàn đậu thân cao, cho biết F1 tự thụ phấn. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình F1 & F2, biết rằng tính trạng chiều cao do một gen quy định.
* Dạng 2: Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì sẽ xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
- Cách giải: + Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con
F: (3 :1)==>P: AaxAa
F: (1:1)==>P: Aaxaa
F: (1:2:1) ==>P: AaxAa(trội không hoàn toàn)
- Ví dụ: ở cá kiếm tính trạng mắt đen (quy định bởi gen A) là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ (quy định gen a)
P: Cá mắt đen lai cá mắt đỏ thu được F1: 51% cá mắt đen; 49% cá mắt đỏ. Kiểu gen của Ptrong phép lai trên sẽ như thế nào?
2. Lai hai cặp tính trạng.
* Giải bài tập trắc nghiệm khách quan
* Dạng 1: Biết kiểu gen, kiểu hình của P thìxác định tỉ lệ kiểu hình ở F1 (F2)
- Cách giải: Căn cứ vào từng cặp tính trạng (theo các quy luật di truyền) tích tỉ lệ của các cặp tính trạng ở F1 & F2
(3 : 1)(3 : 1) = 9 : 3: 3: 1
(3 : 1)(1 : 1) = 3 : 3: 1: 1
(3 : 1)( 1 : 2 : 1) = 6 : 3: 3: 1 : 2 :1
-Ví dụ: Gen A quy định hoa kép
Gen a quy định hoa đơn
BB hoa đỏ; Bb hoa hồng; bb hoa trắng
Các gen quy định hình dạng và màu hoa di truyền độc lập
P(t/c): Hoa kép trắng x hoa đơn đỏthu đượcF2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
* Dạng 2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì xác định kiểu gen của P
-Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời conta suy ra kiểu gen của P
F2: 9 : 3: 3: 1 = (3 : 1)(3 : 1)==>F2 dị hợp về 2 cặp gen==>P(t/c) về 2 cặp gen
F2:3 : 3: 1: 1= (3 : 1)(1 : 1)==>P: AaBb x Aabb
F2:1:1:1:1 = (1:1)(1:1)==>P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aabb
Hoạt động 2: II. Bài tập vận dụng.
GV Y/C hs làm bài tập SGK
Bài 1: P lông ngắn thuần chủng x lông dài
F1:100% lông ngắn ( F1 đồng tính mang tính trạng trội)
(Đápán: a)
Bài 2: Từ kết quả F1: 75% đỏ thẩm: 25% xanh lục
F1: 3đỏ thẫm : 1 xanh lục==>theo quy luật phân li ==> P: Aax Aa
(Đápán: d)
Bài 3: F1: 25,1% hoa đỏ : 49,9% hoa hồng : 25% hoa trắng
F1: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng
Tỉ lệ kiểu hình của trội không hoàn toàn
(Đáp án: b, d)
Bài 4: Để sinh ra người con mắt xanh (aa)==>bố cho 1 giao tử a và mẹ cho 1 giao tử a
Để sinh ra người con có mắt đen (A- )==>bố hoặc mẹ cho giao tửA
==>kiểu gen, kiểu hình P là:
Mẹ mắt đen( Aa) xbố mắt đen (Aa)
Hoặc Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (Aa)
(Đáp án: b hoặc c)
Bài 5: F2 có 901 cây quả đỏ, tròn : 299 cây quả đỏ, bầu dục
301 cây quả vàng, tròn : 103 vàng, bầu dục
Tỉ lệ kiểu hình của F2 là: 9 đỏ tròn: 3 đỏ bầu dục: 3 vàng tròn : 1 vàng bầu dục
P(t/c) về 2 cặp gen
P : quả đỏ, bầu dụcx quả vàng, trßn
Kiểu gen:AAbb x aaBB
(Đáp án: d)
4. Củng cố và luyện tập
-GV chốt lại các bước để giải một bài tập.
-HS chữ bài tập 1 -> 5 vào vở
5. Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức chương I
- GV cho HS chép bài tập:
Ở cà chua cây cao (A) là trội hoàn toàn so với cây thấp ( a)
a, Tìm hiểu gen của dạng cây cao?
b, Cho cây cao thuần chủng lai với cây thấp Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 & F2
- Tìm hiểu trước bài NST
Giáo án Sinh học 9 Bài 7: Bài tập chương I – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 7:
BÀI TẬP CHƯƠNG I
BÀI TẬP PHÉP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
VÀ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
+Cũng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các qui luật di truyền
+Biết vận dụng lí thuyết để giải các bài tập, viết được sơ đồ lai.
2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Các dạng bài tập .Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập các bài đã học
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Giáo viên đưa một bài tập về lai một cặp tính trạng và yêu cầu học sinh đưa ra cách làm và gọi học sinh lên làm, có một số học sinh làm được và đa số thì không làm được. Sau đó giáo viên sẽ định hướng cho học sinh và dẫn vào bài
B2: Để hiểu các quy luật di truyền của Men đen cũng như vận dung để giải các bài toán thì trước hết cần rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢI BÀI TẬP
Mục tiêu: Biết cách giải 1 số dạng bài tập cơ bản, nâng cao.
Xét trường hợp các gen nằm trên NST thường khác nhau:
B1: Dạng 1: Xác định các loại giao tử của cơ thể đã biết kiểu gen
* Nếu cơ thể có kiểu gen đồng hợp thì chỉ tạo một loại giao tử duy nhất.
* Nếu cơ thể có kiểu gen dị hợp:
Cách 1: Dựa vào số cặp gen dị hợp: Nếu trong kiểu gen có n cặp gen dị hợp thì số loại giao tử là 2n, tỉ lệ mỗi loại là 1/2n..
Cách 2: Sử dụng phép nhân đại số số loại giao tử của từng cặp :
VD: KG AaBbddCặp Aa cho 2 loại gt
Cặp Bb cho 2 loại gt
Cặp dd cho 1 loại gt
Số loại gt của cơ thể là 2x2x1=4 gt. Tỉ lệ mỗi loại là ¼.
B2:Dạng 2: Viết kí hiệu giao tử của cơ thể đã biết kiểu gen: Sư dụng sơ đồ hình cây.
VD: KG :AaBbdd
ABd: Abd
d: ABd
bd: Abd
d: Abd
B d: aBd
ad: aBd
d: abd
bd: abd
Số tổ hợp hợp tử bằng số giao tử đực x số giao tử cái trong phép lai. Vd
AaBbxAaBb4 gt x 4 gt = 16 tổ hợp hợp tử.
B3:Dạng 3: Xác định kiểu gen của P dựa vào kiểu hình của P.
- Kiểu hình trội: Cơ thể có kiểu gen đồng hợp trộihoặc dị hợp tử . Vd: AA, BB, Aa, Bb...
- Kểu hình lặn: Cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn. Vd: aa, bb..
B4: Dạng 4: Xác định kiểu gen của P dựa vào kết quả của phép lai
Trường hợp lai một tính trạng:
Kiểu hình của P |
Tỉ lệ kiểu hình ở F1 |
Kiểu gen của P |
Trội x trội |
100% trội |
AAx AA hặc AA x Aa |
Trội x trội |
75% trội: 25% lặn |
AaxAa |
Trội x lặn |
100% trội |
AAxaa |
Trội x lặn |
50% trội: 50% lặn |
Aaxaa |
Trường hợp lai hai tính trạng:
Tỉ lệ kiểu hình ở F1 |
Phân tích tỉ lệ kiểu hình ở F1 |
Kiểu gen của P |
1:1:1:1 |
(1:1)(1:1) |
(Aaxaa)(Bbxbb) |
3:3:1:1 |
(3:1)(1:1) |
(Aaxaa)(BbxBb) hoặc (AaxAa)(Bbxbb) |
9:3:3:1 |
(3:1)(3:1) |
(AaxAa)(BbxBb) |
1:1 |
(1:1)100% |
(AAxAAhoặc AAxAa)(Bbxbb) Hoặc (BBxBB hoặc BBxBb)(Aaxaa) |
3:1 |
(3:1)100% |
(AAxAAhoặc AAxAa)(BbxBb) Hoặc (BBxBB hoặc BBxBb)(AaxAa) |
- Nếu kết quả đời con cho tỉ lệ kiểu hình lặn là: 1/4; 1/8; 1/16. Quy về các trường hợp nêu trên.
Dạng 5: Xác định kết quả ở đời con.
PP: - XĐ tương quan trội lặnquy ước gen (nếu cần)
Xác định kiểu hình, kiểu gen của P
Viết sơ đồ lai.
Kết luận về kiểu gen, kiểu hình của đời con.
Hoạt động 2:
GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP SGK SINH HỌC 9
Bài 1: P thuần chủngF1 đồng tính trội, nên F1 toàn lông ngắn. Đáp án a,
Bài 2: Theo đề bài F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1P dị hợp tử.
Sơ đồ lai:P:Thân đỏ thẫmxthân đỏ thẫm
AaAa
Gp:A, aA, a
F1:1AA:2Aa:1aa
Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP SGK
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải 1 số dạng bài tập SGK, sách bài tập.
Bài 1: P thuần chủngF1 đồng tính trội, toàn lông ngắn. Đáp án a.
Bài 2: Theo đề bài F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1P dị hợp tử.
Sơ đồ lai: P: Thân đỏ thẫmxthân đỏ thẫm
AaAa
Gp: A, aA,a
F1: 1AA :2Aa :1aa
3 đỏ thẫm:1 xanh lục
Đáp án d.
Bài 3: Theo đề bài F1 phân tính theo tỉ lệ 1:2:1, đây là trường hợp tính trội không hoàn toàn. Đáp án b, d.
Bài 4. Đáp án b, c vì:
b) P:Mẹ mắt đenxbố mắt đen
AaAa
Gp:A,aA, a
F1:1AA :2Aa:1aa
3 mắt đen: 1mắt xanh
c) P:Mẹ mắt xanhxbố mắt đen
aaAa
Gp:aA, a
F1:1Aa:1aa
1mắt đen: 1mắt xanh
Bài 5: Theo đề bài F1 đều cho cà chua quả đỏ dạng trònF1 đồng tính.
F2 phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1P đỏ bầu dục và vàng tròn thuần chủng.
Đáp án d.P: AAbb x aaBB
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Kiểm tra 15 phút
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Cơ thể mang kiểu gen nào dưới đây là cơ thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen.
a. AaBb
b. AABb
c. aaBb
d. Aabb
Câu 2: Ở thực vật, hiện tượng tự thụ phấn là:
a.Hạt phấn của hoa rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó hoặc đầu nhụy của hoa khác trên cây đó.
b. Hạt phấn của hoa trên cây này rơi vào đầu nhụy của hoa trên cây khác cùng loài.c.Hạt phấn của hoa trên cây này rơi vào đầu nhụy của hoa trên cây khác loài.
d. Hạt phấn của hoa rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
Câu 3: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen quy định các tính trạng dẫn tới:
a . Làm xuất hiện biến dị tổ hợpb. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp
c. Giảm số kiểu gend. Giảm số kiểu hình
Câu 4: Ở cà chua, Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng.Lai giữa cây quả đỏ có kiểu gen dị hợp với cây quả vàng , F1 thu được kết quả là:
a . 100% cây quả đỏb. 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng
c . 50% cây quả đỏ: 50% cây quả vàngd . 100% cây quả vàng
Câu 5: Ở một loài động vật gen A quy định lông vằn, gen a quy định lông nâu, gen B quy định cổ dài, gen b quy định cổ ngắn . Các gen này phân li độc lập với nhau. Trong trường hợp cá thể đực có kiểu hình lông nâu, cổ ngắn, kiểu gen nào trong các trường hợp sau đây của cá thể cái phù hợp để tất cả con sinh ra đều có kiểu hình lông vằn và cổ dài.
a.AaBb
b.Aabb
c.Aabb
d.AABB
Câu 6: Cơ thể có kiểu gen AaBbDdee giảm phân bình thường tạo tối đa mấy loại giao tử.
a.4
b.8
c.16
d.32
Câu 7: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn và gen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau .
Phép lai nào dưới đây sẽ cho con lai F1 có ít kiểu gen và kiểu hình nhất?
a.AABBxAaBb
b.AABbxAabb
c.AabbxaaBb
d.AABBxAABb
(2) Cho cây đậu Hà Lan dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là:
a.100% hạt vàng, trơn
b.1 hạt vàng, trơn: 1 hạt xanh, nhăn
c.100%hạt xanh, nhăn
d.9 hạt vàng ,trơn:3 hạt vàng ,nhăn:3 hạt xanh, trơn:1 hạt xanh, nhăn
(3) Cơ thể có kiểu gen nào sau đây có kiểu hình hạt vàng, nhăn.
I.AABB
II.AaBb
III.Aabb
IV.aabb
V.Aabb
a.III,V
b.I,V
c.III
d. II, III
Câu 8: Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; gen B quy định vỏ trơn, b quy định vỏ nhăn. Cho biết các gen này nằm trên các NST khác nhau. Phép lai AaBbx Aabb tạo F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
a.9:3:3:1
b.1:1:1:1
c.3:3:1:1
d.1:2:1
Câu 9: Gen trội hoàn toàn là gen được biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái.
a. Đồng hợp trội
b.Đồng hợp lặn
c.Đồng hợp trội và dị hợp
d.Đồng hợp và dị hợp
Câu 10: Cơ thể có kiểu gen sau: AaBbdd Eecó thể tạo ra bao nhiêu giao tử:
a .4
b. 8
c.16
d.3
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
1,Ở người hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng về tầm vóc và nhóm máu nằm trên hai cặp NST thường và phân li độc lập.
- Về tầm vóc: T-: tầm vóc thấp; tt: tầm vóc cao.
- Về nhóm máu:
+ Nhóm máu A->kiểu gen: IAIA hoặc IAIO.
+ Nhóm máu B-> kiểu gen: IBIB hoặc IBIO.
+ Nhóm máu AB-> kiểu gen: IAIB.
+ Nhóm máu O-> kiểu gen IOIO.
Hãy xác định kết quả của các phép lai sau:
a. Bố có tầm vóc thấp, máu ABxMẹ có tầm vóc cao, máu O.
b. Bố có tầm vóc thấp, máu AxMẹ có tầm vóc cao, máu B.
c. Bố có tầm vóc thấp, máu BxMẹ có tầm vóc cao, máu AB.
d. Bố có tầm vóc thấp, máu OxMẹ có tầm vóc cao, máu A.
e. Bố có tầm vóc cao, máu ABxMẹ có tầm vóc thấp, máu B.
g. Bố có tầm vóc cao, máu AxMẹ có tầm vóc thấp, máu AB.
h. Bố có tầm vóc cao, máu BxMẹ có tầm vóc thấp, máu O.
i. Bố có tầm vóc cao, máu OxMẹ có tầm vóc thấp, máu A.
2, Sự di truyền nhóm máu được quy định bởi 3 gen (alen) IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm máu B, còn IO quy định nhóm máu O. Gen IA và IB tương đương nhau và trội hoàn toàn so với IO.
a. Cho biết kiểu gen nhóm máu A, B, AB, O.
b.Nếu bố thuộc nhóm máu O, mẹ thuộc nhóm máu A thì con có nhóm máu gì?
c.Nếu bố thuộc nhóm máu B, mẹ thuộc nhóm máu AB thì con sinh ra có nhóm máu gì?
d.Nếu các con có đầy đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào?
e. Ở nhà hộ sinh người ta nhầm lẫn giữa 2 đứa trẻ , biết rằng cha mẹ của 1 đứa bé có nhóm máu O và A. Cha mẹ của đứa bé kia có nhóm máu A và AB. Hai đứa bé có nhóm máu O và A. Hãy xác định bé nào là con của cặp vợ chồng nào?
f. Vợ có nhóm máu O, chồng có nhóm máu AB. Họ sinh con trai có nhóm máu O. Tại sao có hiện tượng này, biết rằng người vợ luôn chung thủy với chồng mình.
4. Dặn dò: (1 phút)
Làm lại các bài tập trong SGK
Soạn và chuẩn bị trước bài 8: Nhiễm sắc thể
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………