Giáo án Sinh học 9 Bài 20: Thực hành: Quan sát và lắp ráp mô hình ADN mới nhất

Giáo án Sinh học 9 Bài 20: Thực hành: Quan sát và lắp ráp mô hình ADN  – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: ............................................. 

Tiết 20

                     Thực hành

Quan sát và lắp ráp mô hình ADN

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:

1. Kiến thức:

- Giúp hs củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của ADN.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN.

- Rèn  thao tác lắp ráp mô hình ADN.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs ý thức cẩn thận, say mê nghiên cứu.

II. Chuẩn bị tài liều và TBDH:

-  GV: Mô hình phân tử ADN, đĩa CD, băng hình về cấu trúc, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp prôtêin ( nếu có)

-  HS: Kiến thức cấu trúc không gian của ADN.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học:

1. ổn định tổ chức:

9A                                                         9C

9B                                                         9D

2.Kiểm tra bài cũ:

? Mô tả cấu trúc không gian của ADN ?

? NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

     Gen ( 1 đoạn ADN)      (1)        mARN          (2)        Prôtêin

? Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ:

  Gen ( 1 đoạn ADN)              mARN                    Prôtêin                  Tính trạng

GV bổ xung: Trình tự các nuclêôtít trong gen qui định trình tự các nuclêôtít trong phân tử ARN qua đó qui định trình tự các aa của phân tử Prôtêin. Prôtêin tham gia vào hoạt động tế bào  ==> biểu hiện thành tính trạng.

1.Dạy và học bài mới:

Hoạt động của thầy & trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1

- GV hướng dẫn qs mô hình ptử ADN, thảo luận:

 ? Vị trí tương đối của 2 mạch Nu. Chiều xoắn của 2 mạch.

( HS: ADN gồm 2 mạch song song , xoắn phải)

? Đường kính vòng xoắn. chiều cao vòng xoắn. Số cặp Nu trong 1 chu kì xoắn.

( hs: Đường kính 20A0, chiều cao 34A0, gồm 10 cặp Nu ( 1 chu kì xoắn)

? Các loại Nu nào liên kết với nhau thành cặp.( hs: Các Nu liên kết thành cặp theo NTBS: A-T, G-X)

- GV gọi 1 hs lên trình bày trên mô hình. (hs: chỉ trên mô hình: đếm số cặp, chỉ rõ loại Nu nào liên kết với nhau)

- HS qs hình, đối chiếu hình 15 " rút ra nhận xét.

Hoạt động 2

- GV hướng dẫn cách lắp ráp mô hình.

+ Lắp mạch 1: Theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh xuống.

- Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí, đảm bảo khoảng cách với trục giữa.

+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang Nu theo NTBS với đoạn 1.

- HS thực hành lắp ráp mô hình ADN

 - GV y/c các nhóm cử đại diện, đánh giá chéo kết quả lắp mô hình.

- GV kiểm tra tổng thể 2 mạch, nhận xét đánh giá.

- GV lưu ý:

- Lựa chọn chiều cong cho hợp lí.

- Đảm bảo khoảng cách trục giữa.

I.Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.

- ADN gồm 2 mạch song song , xoắn theo chiều từ trái sang phải

- Đường kính 20A0, chiều cao 34A0, gồm 10 cặp Nu ( 1 chu kì xoắn)

- Các Nu liên kết thành cặp theo NTBS :

        A-T, G-X

II. Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.

- Tổng thể 2 mạch trên mô hình:

+ Chiều xoắn 2 mạch

+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn

+ Sự liên kết theo NTBS.

      4. Củng cố và luyện tập:

- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành.

- GV căn cứ vào phần trình bày của hs và kết quả lắp ráp mô hình ADN để cho điểm.

 5. Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Vẽ hình 15 SGK vào vở.

- Ôn tập 3 chương: 1, 2, 3

- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Giáo án Sinh học 9 Bài 20: Thực hành: Quan sát và lắp ráp mô hình ADN  – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: ............................................. 

Tiết 20

                     Thực hành

Quan sát và lắp ráp mô hình ADN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 -Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của ADN

2. Kĩ năng:

+ Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN

+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN

3. Thái độ:

+ Giáo dục ý thức học tập bộ môn, thực hành có hiệu quả

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-  Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

-  Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Mô hình phân tử ADN

 - 4 Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo rời

 - Máy chiếu

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GV kiểm tra bài cũ: Mô tả cấu trúc không gian của ADN ?

Bài mới:

Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV cho hs quan sát mô hình động ADN và tự lắp ráp các loại nucleotit theo nguyên tắc bổ sung.

Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1:

QUAN SÁT MÔ HÌNH CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN

 a)Mục tiêu cần đạt:    Biết Quan sát mô hình cấu trúc không gian pt AND để nhận biết thành phần cấu tạo

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

B1: GV hướng dẫn HS quan sát mô hình phân tử ADN, thảo luận:

? Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêôtít

? Chiều xoắn của 2 mạch

? Đường kính vòng xoắn

? Chiều cao vòng xoắn

? Số cặp nuclêôtít trong 1 chu kì xoắn

? Các loại nuclêôtít nào liên kết với nhau thành cặp

B2: GV gọi học sinh lên trình bày trên mô hình

- HS quan sát kĩ mô hình, vận dụng kiến thức đã học  nêu được :

+ ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải

+ Đường kính 20 A0 , chiều cao 34A0 , gồm 10 cặp nuclêôtít/1 chu kì xoắn

+ Các nuclêôtít liên kết thành cặp theo NTBS: A – T ; G – X

- Đại diện nhóm vừa trình bày, vừa chỉ trên mô hình

+ Đếm số cặp

+ Chỉ rõ loại nuclêôtít nào liên kết với nhau

   b) Chiếu mô hình ADN

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS chiếu mô hình ADN lên màn hình  y/c HS so sánh hình này với hình 15 SGK

- Một vài HS dùng nguồn sáng phóng hình chiếu của mô hình ADN lên màn hình như đã hướng dẫn

- HS quan sát hình, đối chiếu với hình 15  rút ra nhận xét

Hoạt động 2: LẮP RÁP MÔ HÌNH CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ AND

a)Mục tiêu cần đạt:    HS lắp được mô hình ADN

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

B1: Gv hướng dẫn cách lắp ráp mô hình

+ Lắp mach1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống

Chú ý:  Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí, đảm bảo khoảng cách với trục giữa

+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtít theo NTBS với đoạn 1

+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch

B2: GV y/c các nhóm cử đại diện, đánh giá chéo kết quả lắp ráp mô hình.

- HS ghi nhớ cách tiến hành

- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể:

+ Chiều xoắn của 2 mạch

+ Số cặp của mỗi chi kì xoắn

+ Sự liên kết theo NTBS

- Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể đánh giá kết quả

3. Kiểm tra đánh giá.

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành

- GV căn cứ vào phần trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình AND để cho điểm

4. Vận dụng, mở rộng:

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Tại sao gen có nhiều liên kết hidro lại bền vững?

5. Dặn dò: Ôn tập 3 chương ( 1, 2, 3) theo câu hỏi cuối bài

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………