Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông I-ê-nít-xây là
Sông I-ê-nít-xây bắt nguồn từ dãy Xai-an đổ ra biển ca ra thuộc Bắc Băng Dương -> sông chảy qua ôn đới lạnh châu Á nên mùa đông bị đóng băng -> vào mùa xuân nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan và cung cấp nước cho hạ lưu -> nguồn cung cấp nước chính là băng tuyết tan.
Sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới là:
Sông Amadôn bắt nguồn từ dãy Anđet đổ ra Đại Tây Dương có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới: 7.170.000 km2.
Sông có chiều dài lớn nhất thế giới là:
Sông Nin bắt nguồn từ hồ Victoria, đổ ra Địa Trung Hải, có chiều dài lớn nhất thế giới: 6.685 km.
Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào
Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa
Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là:
Cơ chế của vòng tuần hoàn nước là: Do tác dụng của nhiệt độ -> nước biển và đại dương bốc hơi -> hình thành mây. Gió đưa mây vào vào đất liền gây mưa -> một phần nước mưa tụ lại thành sông suối rồi chảy ra biển, phần khác ngấm xuống nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển.
=> Như vậy, nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là năng lượng bức xạ Mặt Trời (nhiệt độ, gió..)
Nhân tố nào sau đây không có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
Các nhân tố có vai trò điều hòa chế độ nước sông là:
- Nước ngầm: đóng vai trò quan trọng cung cấp nước cho sông ngòi vào mùa khô, đặc biệt ở khu vực đất đá thấm nước nhiều nước ngầm có vai trò đáng kể trong điều hòa chế độ nước sông.
- Hồ, đầm: khi nước sông lên một phần chảy vào hồ đầm, khi nước sông xuống nước ở hồ đầm lại chảy ra hạn chế tình trạng khô hạn.
- Thực vật: có vai trò giữ nguồn nước ngầm -> điều hòa dòng chảy sông vào mùa khô; mặt khác các tán cây có tác dụng cản trở tốc độ rơi của mưa-> hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.
=> Loại đáp án A, B, D
- Dòng biển là dòng nước ở đại dương -> không ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả
Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng giúp hạn chế lũ lụt, xói mòn sạt lở đất, giữ nguồn nước ngầm.
=> Việc phá hoại rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ làm mất đi lá chắn giúp hạn chế tốc độ dòng chảy, nước mưa chảy ồ ạt với tốc độ mạnh -> làm cho mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn nước sông cạn kiệt do nước ngầm không được giữ lại.
Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước sông của các nước thuộc khu Đông Nam Á là
Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.-> lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm) -> đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi
=> chế độ mưa theo mùa cũng quy định chế độ nước sông thay đổi theo mùa (mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô)
Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào?
- Miền Trung có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông -> sông ngòi ngắn, dốc -> tốc độ dòng chảy mạnh
- Mặt khác, mưa lớn tập trung vào mùa thu đông -> làm cho lưu lượng dòng chảy tăng nhanh chóng và nước dồn đột ngột xuống vùng hạ lưu.
=> Lũ lên nhanh.
Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước sông Hồng là:
Lưu vực nước sông Hồng có tiềm năng thủy điện lớn nhất trong các hệ thống sông nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống sông Hồng tập trung các nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta: thủy điện Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW) trên sông Đà; ngoài ra còn có thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà…
=> Việc phát triển các nhà máy thủy điện và xây dựng các hồ chứa lớn có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới chế độ nước sông Hồng, góp phần: điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng đồng bằng hạ lưu; đồng thời cung cấp nước cho sông vào mùa khô.