Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là:
Vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên, hạ xuống) của vỏ trái đất diễn ra trên diện tích rộng lớn, xảy ra rất chậm và lâu dài =>- Kết quả gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái
- Ở nơi địa hình được nâng lên cao -> mực nước biển hạ thấp -> biển thoái
- Ở nơi địa hình hạ thấp -> mực nước biển dâng cao -> biển tiến.
Hiện tượng nào sau đây không phải do tác động của nội lực?
Tác động của nội lực biểu hiện thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống,uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa...
=> Bồi tụ không phải là tác động của nội lực
Địa hào được hình thành do:
Các lớp đá bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang, khi cường độ dịch chuyển mạnh sẽ tạo thành địa lũy, địa hào, hẻm vực, thung lũng.
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
- Ở những nơi hiện tượng đứt gãy diễn ra với cường độ lớn sẽ làm cho các lớp đá bị trồi lên tạo thành địa lũy.
=> Nhận xét A, C đúng
Nhận xét B. Địa luỹ là bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy chưa chính xác.
- Ở nước ta dãy Con Voi ở tả ngạn sông Hồng là địa lũy điểm hình nằm kẹp giữa 2 đứt gãy sông Hồng và sông Chảy.
=> Nhận xét D đúng
Thung lũng sông Hồng của nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng
Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt kéo dài từ Duy Tây,Vân Nam (Trung Quốc) chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ.
=> Thung lũng sông Hồng là một bộ phận thuộc đứt gãy sông Hồng.
Phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của
Lãnh thổ Hà Lan trước đây là bộ phận đất liền với 3 mặt được bao bọc bởi biển Đại Tây Dương
=> Vận động kiến tạo đã làm hạ thấp địa hình của đất nước này => làm cho nước biển dâng cao và nhấn chìm phần lớn lãnh thổ Hà Lan (hiện tượng biển tiến)
=> Như vậy, phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của vận động nâng lên, hạ xuống.
Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành do kết quả của hiện tượng nào sau đây:
Tại các vùng có đứt gãy sâu hoặc các vùng bị xiết ép mạnh trong các vận động tạo núi => dòng vật chất (măcma) nóng chảy trong lòng Trái Đất được đẩy ra ngoài bề mặt đất (hoặc do hiện tượng phun trào núi lửa) -> hình thành nên các mỏ khoáng sản nội sinh.
Ví dụ: các mỏ quặng kim loại (vàng, thiếc, sắt, đồng..)
=> Như vậy, các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành là nhờ kết quả của hiện tượng phun trào măcma.
Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào?
Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi An-pơ – Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn).
=> Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta.
Phần lớn nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của các vận động kiến tạo là:
Các hoạt động kiến tạo sinh ra do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo trên lớp vật chất quánh dẻo của lớp Manti. Cơ chế làm dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.
=> Các mảng kiến tạo xô vào hoặc tách rời nhau, tại vị trí tiếp xúc này dòng vật chất bị nén ép và đẩy lên => sinh ra hoạt động động đất, phun trào núi lửa.
Tác động của nội lực đến địa hình nước ta là
Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya, địa hình nước ta được nâng cao trẻ hóa, cường độ nâng lên mạnh nhất ở khu vực Tây Bắc
=> địa hình có tính phân bậc và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam (khu vực Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước).