Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?
Khí hậu cận cực lục địa có thảm thực vật đài nguyên, đất đài nguyên.
Trên dãy Cap-ca, thảm thực vật rừng sồi (lá rộng) thích hợp phân bố ở trên loại đất nào?
Trên dãy Cap-ca, thảm thực vật rừng sồi (lá rộng) thích hợp phân bố ở trên loại đất đỏ cận nhiệt.
Đất đỏ vàng phân bố chủ yếu ở đới khí hậu nào?
Đất đỏ vàng phân bố chủ yếu ở đới nóng (thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo với lượng nhiệt ẩm dồi dào, quá trình phong hóa diễn ra mạnh).
Ở độ cao trên 2800 m thuộc dãy Cap-ca là sự phân bố của kiểu thảm thực vật và loại đất nào sau đây:
Trên dãy Cap-ca, ỏ độ cao trên 2800m sinh vật không phát triển, quá trình hình thành đất khó có thể diễn ra do khí hậu băng giá, nơi đây chỉ phổ biến các mảng băng tuyết phủ trắng đỉnh núi.
Cho hình vẽ:
Hình 15. 1: Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới
Dựa vào hình 15.1, cho biết đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào ?
B1. Đọc bảng chú giải nhận biết kí hiệu thảm thực vật đài nguyên
B2. Dựa vào các đường vĩ độ trên bản đồ -> xác định được phạm vị phân bố thảm thực vật đài nguyên là: Từ vòng cực Bắc (66033’B) lên cực Bắc (900N).
Cho bản đồ sau:
Hình 15. 2: Các vành đai đất trên thế giới
Dựa vào hình 15.1, cho biết đại bộ phận đất pốt-dôn phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào ?
B1. Đọc bảng chú giải nhận biết kí hiệu thảm thực vật rừng lá kim
B2. Dựa vào các đường vĩ độ trên bản đồ -> xác định được phạm vị phân bố vành đai đất pốt-dôn là: Từ vĩ tuyến 500 Bắc lên 800 Bắc
Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, đất có màu đỏ vàng là vì:
Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiệt độ và độ ẩm cao nên đất đai dễ bị phong hóa, vụn bở kết hợp với lượng mưa lớn rửa trôi các chất bazơ dễ tan (như kiềm, silic...), đồng thời tích tụ ô-xit sắt và nhôm nên có màu đỏ vàng.
Thảm thực vật hoang mạc và bán hoang mạc phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Phi, Tây Nam Á, Trung Á vì ?
- Lãnh thổ Bắc Phi nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới, có đường chí tuyến Bắc chạy qua -> đây là nơi thống trị của của các áp cao cận chí tuyến (chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến) nên mưa rất ít hoặc không có mưa -> do vậy hình thành hoang mạc rộng lớn (Xa-ha-ra).
- Tây Nam Á và Trung Á là hai khu vực nằm sâu trong lục địa, không có gió biển mang hơi ẩm vào, không khí khô hạn, ít mưa -> hình thành các hoang mạc và bán hoang mạc.
Ở nước ta, thành phố Sapa có thể phát triển các loại rau quả ôn đới (đào, mận, dâu tây, rau cao cấp), các loại hoa xứ lạnh. Đây là biểu hiện rõ nhất của sự phân bố thực vật theo
Sapa là địa danh thuộc vùng núi Tây Bắc cao đồ sộ nhất nước ta. Với độ cao trung bình trên 1000m => khu vực này có khí hậu mát lạnh của vùng ôn đới -> thích hợp phát triển các loại rau quả ôn đới.
Tại sao loài địa y lại phân bố chủ yếu ở độ cao 2000 – 2800m trên dãy Cap-ca?
Ở độ cao 2000 – 2800m, khí hậu lạnh giá và vô cùng khắc nghiệt (do càng lên cao nhiệt độ càng giảm mạnh, nhiệt độ không khí có thể chạm mức âm độ, độ ẩm thấp, lượng mưa ít), khí hậu lạnh giá và độ ẩm thấp nên quá trình hình thành đất cũng kém, hình thành loại đất sơ đẳng rất nghèo dinh dưỡng => điều kiện khí hậu và đất đai ở đai cao này phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài địa y.