Gió mùa là
Khái niệm: Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
Gió đất có đặc điểm:
Gió đất, gió biển là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Ban ngày từ biển vào đất liền -> gọi là gió biển
- Ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển -> gọi là gió đất.
Tính chất của gió biển là
Gió biển là loại gió thổi từ biển vào đất liền (vào ban ngày) -> gió có tính chất mát mẻ, điều hòa khí hậu và độ ẩm cao nhờ mang theo lượng hơi ẩm lớn từ vùng biển vào.
Nguyên nhân hình thành gió đất, gió biển là do
Gió đất, gió biển là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
Nguyên nhân hình thành do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương.
- Ban ngày: mặt đất hấp thụ nhiệt nhiều hơn đại dương -> mặt đất có nhiệt độ cao hình thành áp thấp, đại dương có nhiệt độ thấp hơn hình thành áp cao
=> gió thổi từ áp cao (biển) về áp thấp (đất liền) -> gọi là gió biển.
- Ban đêm: mặt đất tỏa nhiệt nhanh hơn, đại dương tỏa nhiệt chậm hơn -> mặt đất nhiệt độ thấp hơn hình thành áp cao, đại dương có nhiệt độ cao hơn hình thành áp thấp
=> Gió thổi từ áp cao (đất liền) về áp thấp (biển) -> gọi là gió đất.
Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao
Càng lên cao không khí càng loãng -> sức nén của không khí càng giảm -> nên khí áp giảm.
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
- Các đai khí áp phân bố không liên tục theo các đường vĩ tuyến mà phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
=> Nhận định A chưa chính xác
- Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm (vì cùng khí áp và nhiệt độ như nhau, thì một lít hơi nước nhẹ hơn một lít không khí khô. Khi nhiệt độ cao hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô -> làm cho khí áp giảm) => B đúng
- Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm (do t0 tăng không khí nở ra làm giảm tỉ trọng) => C đúng
- Áp cao đẩy gió, áp thấp hút gió -> Gió thổi từ áp cao về áp thấp => D đúng
Sự khác biệt về hướng thổi giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới là:
Về hướng gió của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch:
- Gió Tây ôn đới thổi hướng Tây là chủ yếu: Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu.
- Gió Mậu dịch có hướng Đông Bắc ở Bắc bán cầu, Đông Nam ở Nam bán cầu.
=> Đây là điểm khác biệt về hướng thổi giữa gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch.
Hướng gió mùa khu vực Đông Nam Á là:
- Mùa đông: các khối áp cao thường xuyên Bắc Cực phát triển mạnh và dịch chuyển xuống phía Nam -> khối khí này tràn xuống khu vực các nước Đông Nam Á theo hướng đông bắc -> tạo thành gió mùa mùa đông (Việt Nam và Bắc Lào là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc)
- Mùa hạ (giữa và cuối hạ): gió xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam -> vượt qua Xích đạo gió bị lệch hướng (do lực Cô-ri-ô-lít) thành gió mùa Tây Nam và hoạt động mạnh ở khu vực Đông Nam Á (nước ta cũng đón gió mùa Tây Nam gây mưa cho nhiều khu vực trong nước, đặc biệt là Nam Bộ và Tây Nguyên).
Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chăn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở sườn phía đông?
Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ) khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng (do lượng ẩm đã mất đi nhiều khi gây mưa ở sườn tây kết hợp với nhiệt độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống vùng đồng bằng thấp phía dưới).
=> Hình thành gió phơn khô nóng
Ở độ cao 2000m của đỉnh núi có nhiệt độ là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí sẽ là
- Chênh lệch độ cao giữa đỉnh núi 2000m và vị trí 200m là: h = 2000m – 200m = 1800m
=> Chênh lệch nhiệt độ giữa đỉnh núi và chân núi là: 1800 x 10C / 100 = 180C
=> Nhiệt độ của không khí khi xuống đến độ cao 200m là: 190C + 180C = 370C