Để tìm hiểu chế độ nước của một con sông ở vùng nhiệt đới, cần phải sử dụng bản đồ nào?
Ở vùng nhiệt đới, chế độ nước sông phụ thuộc nhiều nhất vào chế độ mưa. Do vậy, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết được chế độ mưa của khu vực đó như thế nào -> từ đó giải thích được đặc điểm chế độ nước sông.
Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 3 cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là
Bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 30km trên thực tế
Khoảng cách giữa hai thành phố đo được trên bản đồ là 3 cm
=> trên thực tế khoảng cách đó là: 3 x 30 = 90km
Cho bản đồ:
Hướng di chuyển của bão vào nước ta
Bản đồ trên cho thấy cơn bão di chuyển vào nước ta theo hướng nào?
Dựa vào cách xác định phương hướng trên bản đồ bằng đường kinh vĩ tuyến, ta xác định được: hướng di chuyển của bão là hướng Tây Bắc
(Bão sẽ đổ bộ vào khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế).
Cho lược đồ sau:
Lược đồ phân bố dân cư châu Á
Căn cứ vào lược đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố dân cư châu Á?
B1. Đề bài yêu cầu tìm ra đặc điểm phân bố dân cư của châu Á. Xác định được kí hiệu thể hiện mật độ dân số là các điểm chấm tròn (phương pháp chấm điểm).
B2. Xác định được:
- Khu vực có mật độ chấm điểm dày đặc và kích thước chấm điểm lớn -> thể hiện dân cư đông đúc: Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
- Khu vực có mật độ chấm điểm thưa thớt và kích thước chấm điểm nhỏ -> thể hiện dân cư phân bố thưa thớt: Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á.
=> Nhận xét: A, B, D sai
Nhận xét C đúng
Để giải thích tình hình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm vị trí địa lý, gió kết hợp với độ cao hoặc hướng địa hình.
- Bản đồ khí hậu thể hiện lượng mưa của các khu vực (mưa nhiều hay mưa ít), hoạt động của gió (hướng gió, tên các loại gió), hoạt động của bão (phạm vi hoạt động, tần suất, thời gian bão).
- Bản đồ địa hình thể hiện đặc điểm về hướng núi, độ cao địa hình
=> Kết hợp quan sát hướng núi, độ cao núi với hướng thổi của gió có thể biết được đâu là khu vực địa hình chắn gió (có mưa ít) hay đón gió (hướng sườn hoặc địa hình cao đón gió gây mưa nhiều). Ngoài ra, khu vực có hoạt động nhiều của bão cũng mang lại lượng mưa lớn.
=> Như vậy, sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình có thể giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực.
Ví dụ: Móng Cái (Quảng Ninh) có địa hình cao, các cánh cung núi mở rộng về phía bắc và đông bắc -> đón gió thổi đến -> mang lại lượng mưa lớn.