“Thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h” là đặc điểm của loại sóng nào sau đây:
Sóng thần là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h.
Nguyên nhân hình thành sóng thần là
Nguyên nhân hình thành sóng thần là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
Nguyên nhân hình thành thủy triều là do
Nguyên nhân hình thành thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
Đặc điểm nào sau đây không đúng với các dòng biển:
- Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
=> Nhận xét A đúng.
- Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.
=> Nhận xét C. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở cả hai bán cẩu đều cùng chiều kim đồng hồ là không đúng.
- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương -> nhận xét B đúng
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa -> nhận xét D đúng.
=> Chọn đáp án C
Phân biệt nguyên nhân hình thành sóng thần và sóng bạc đầu?
- Sóng bạc đầu hình thành do những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
- Sóng thần hình thành do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
Nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương, chảy về xích đạo.
=> + Nhận xét A : các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các lục địa là không đúng -> loại
+ Nhận xét B: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo
-> B đúng
- Nhận xét C: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực => là sự phân bố của dòng biển nóng => loại
- Nhận xét D: Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bờ đông các đại dương chảy về phía cực => không đúng -> loại
Cho bản đồ sau:
Hình 12.1 Các dòng biển trên thế giới
Căn cứ vào hình 12.1, cho biết nguyên nhân chủ yếu hình thành hoang mạc Namip ở ven biển phía Tây thuộc miền Nam Phi và hoang mạc A-ta-ca-ma vùng ven biển Chi-lê (Nam Mĩ) là do:
B1. Quan sát chú giải để nhận biết khí hiệu dòng biển nóng (mũi tên màu đỏ)– dòng biển lạnh (mũi tên màu xanh)
B2.
- Xác định được vị trí hai hoang mạc Namip và A-ta-ca-ma (Chi-lê) đều nằm ở ven bờ phía Tây của Nam Mĩ và Nam Phi.
- Quan sát bản đồ cho thấy, ven bờ phía Tây lục địa Nam Mĩ và bờ phía Tây của Nam Phi có các dòng biển lạnh chạy qua làm cho khu vực này rất ít mưa, khô hạn (do dòng biển lạnh làm hơi nước ở biển không bốc lên được).
“Năm 2011, Nhật Bản phải hứng chịu trận thảm họa kép gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của đất nước này”, “thảm họa kép” được nhắc đến ở đây là
-Vào ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra ngoài khơi bờ biển khu vực Đông Bắc Nhật Bản, tạo ra sóng thần với những đợt sóng cao hơn 10m. Thảm họa kép động đất và sóng thần đã tàn phá phần lớn 3 tỉnh đông bắc của nước Nhật, làm hàng ngàn người thiệt mạng và mất tích, phá hủy các công trình kinh tế, cơ sở hạ tầng…
- Nguyên nhân gây nên động đất sóng thần ở Nhật Bản là:
+ Nhật Bản nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào -> hằng năm Nhật Bản phải hứng chịu nhiều trận động đất với cường độ lớn.
+ Động đất hoặc núi lửa ngầm phun dưới đáy biển tạo nên những rung chấn lớn -> gây nên sóng thần ở Nhật Bản.
Vậy thảm hỏa kép diễn ra ở Nhật Bản là động đất và sóng thần.
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng hiện tượng nào sau đây?
Sông Bạch Đằng đổ ra vùng biển khu vực vịnh Bắc Bộ - nơi có chế độ nhật triều điển hình ở nước ta (một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống)
=> Lúc nước triều rút, mực nước sông hạ thấp, Ngô Quyền đặt các chông nhọn xuống lòng sông. Triều lên, nước biển dâng -> cọc chông bị nước bao phủ (do sông nhiều phù sa nên nước đục). Thuyền quân địch tiến vào khi triều lên, lúc rút quân gặp triều xuống, các chông gai lộ ra và chọc thủng thuyền địch.
Ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh đối với hoạt động đánh bắt thủy sản là
Các dòng biển nóng lạnh khi di chuyển thường mang các luồng di cư và phân tán của sinh vật biển. Vì vậy, ở những nơi giao nhau của các dòng biển thường hình thành nguồn lợi sinh vật biển vô cùng giàu có, tạo nên những ngư trường cá lớn.
Ví dụ:
- Ngư trường nổi tiếng trên thế giới ở vùng biển Niu- Faolan (bờ phía Đông của Bắc Mỹ) được sinh ra do sự tiếp xúc giữa dòng biển nóng Gơn-xtrim với dòng biển lạnh từ bắc cực chảy về.
- Các ngư trường lớn ở vùng biển Nhật Bản, Mê-xi-cô, Việt Nam…cũng là nơi giao nhau của các dòng biển nóng lạnh
=> đây là những quốc gia có hoạt động đánh bắt thủy sản phát triển mạnh.