1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ điên (về sau đổi thành Đau thương)
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
- Khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh, ông nhận được tấm bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc, người con gái tác giả yêu đơn phương.
c. Bố cục:
- Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân
- Khổ 2: Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa
- Khổ 3: Sự tuyệt vọng của thi nhân
2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Bài thơ là bức tranh phong cảnh, cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng
- Tấm lòng tha thiết của nhà thơ về thiên nhiên, cuộc sống, con người.
b. Giá trị nghệ thuật
- Hình ảnh biểu hiện nội tâm
- Bút pháp gợi tả
- Ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng