1. Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của một người chết là cụ Tổ, từ khi cụ ngấp ngoải chết đến khi chết thật. Chuyện nhặng xị bắt đầu cũng xảy ra từ khi ông cụ mất và câu chuyện cũng chỉ có ý nghĩa từ giây phút này. Cụ chết để lại cho con cháu cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa tây nửa ta và những trò “Mèo mả gà đồng” của dâu con lẫn người xung quanh. Cái đám ma to tát cụ Tổ là một cuộc diễu hành của buổi lễ hội di động bằng mọi trò hề của tầng lớp trung thượng lưu. Qua đoạn trích, tác giả đã phơi bày những trò nhố nhăng, phi đạo đức lẫn truyền thống của những kẻ sống núp dưới gót giầy thực dân xâm lược, là bức tranh toàn cảnh của xã hội đương thời đầy thối nát lúc bấy giờ.
2. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Tiểu thuyết “Số đỏ” được viết và đăng báo năm 1936, in thành sách năm 1938.
Nhân vật chính của "Số đỏ" tên là Xuân, thường gọi là Xuân Tóc Đỏ. Hắn là một đứa bé mồ côi, sống lay lắt ở Hà Nội bằng nghề trèo me, trèo sấu, thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt... Xuân bỗng nhảy lên tầng lớp dnah giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản khi đó.
- Đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết này.
b. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến cho Tuyết vậy): Niềm vui và hanh phúc của các thành viên khi cụ tổ qua đời.
- Phần 2 (tiếp đến đám cứ đi): cảnh đám ma gương mẫu.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh hạ huyệt.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Tác giả tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát. Miêu tả cái "đám cứ đi", nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu.
- Từ đó nhà văn đả kích châm biếm sâu cay, thâm thuý những thói xấu xa của xã hội đương thời.
b. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:
+ Cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to.
+ Cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình.
+ Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân.
- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống
- Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt.
- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.