Phân tích văn bản Vi hành

1 Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Ái Quốc: là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc.

- Giới thiệu chung về tác phẩm Vi hành.

2. Thân bài:

a. Tình huống truyện độc đáo

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm.

    + Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định.

    + Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng.

    + Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

    + Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

- Đến cả Chính quyền Pháp cũng nhầm lẫn và không phân biệt được người dan vàng:

+ Theo dõi tất cả những ai có màu da vàng.

+  Đón tiếp như thượng khách một cách “thầm kín, vô tư và hết sức tận tụy”.

b. Hình tượng nhân vật Khải Định

- Ngoại hình:

    + Da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch.

    + Trang phục lố lăng như khoe của.

    + Điệu bộ lấm lét, lúng túng như phường ăn cắp vụng trộm.

- Hành vi: nhút nhát, lén lút.

=> Bản chất vua bù nhìn, vô dụng được hiện lên chân thực, khách quan: ông vua nhưng không khác thằng hề, con rối mua vui cho dân Pháp, sang Pháp để làm tay sai cho thực dân Pháp.

c. Nghệ thuật trào phúng

- Kết hợp chặt chẽ giữa giọng văn hài hước, mỉa mai với lối chơi chữ để tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc.

- Xây dựng mâu thuẫn gây cười nhằm tố táo mạnh mẽ, sâu sắc.

- Tạo mâu thuãn, đối lập trong hình tượng vua Khải Định: Là vua của một nước, là thiên tử đi vi hành với mục đích tốt đẹp đối lập với hình ảnh con rối, trò hề tại nước bạn.

- Sự mâu thuẫn, đối lập còn xuất hiện trong hình ảnh thực dân Pháp: Là nước văn minh, khai sáng, tự do, dân chủ mà lại thi hành chính sách tàn bạo với nhân dân thuộc địa, nguwoif dân Pháp thì có tư tưởng kì thị chủng tộc, chạy theo thị hiếu tầm thường.

3. Kết bài:

Cảm nhận chung về giá trị của tác phẩm.