1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Hồ Biểu Chánh: là một nhà văn có sự nghiệp văn chương đồ sộ.
- Giới thiệu chung về Cha con nghĩa nặng.
2. Thân bài:
a. Nhân vật Trần Văn Sửu
- Vốn là người nông dân cần cù, hiền lành, chất phác. Anh không may lấy phải người vợ nhân phẩm chưa tốt nên lỡ tay phạm tội giết vợ khiến gia đình tan nát, bản thân phải bỏ trốn biền biệt 11 năm.
- Những năm tháng bỏ trốn: luôn ân hận về nỗi lầm của mình và không nguôi thương nhớ con.
- Tình yêu thương con sâu đậm đã thôi thúc ông cải trang về gặp con.
+ Thấy con cái yên ổn, hạnh phúc ông chấp nhận bỏ đi, chấp nhận mọi nỗi đau.
+ Khi hiểu lòng con cái, biết con cái yêu thương mình nhưng ông vẫn một mực đòi ra đi để giữ trọn hạnh phúc và yên ổn lâu dài cho con.
=> Là một người lao động bình dị, nhân hậu, chất phác nhưng bất hạnh. Là người cha yêu thương con vô bờ bến và giàu đức hi sinh.
b. Nhân vật Tí
- Cuộc đời côi cút, bơ vơ, lạc lõng, đáng thương: Mẹ mất, cha bỏ trốn, đứa em trai cũng chết.
- Cách giải tỏa éo le cuộc đời một cách thông minh bằng những lời nói, hành động, ý nghĩ thiết thực và sâu sắc.
+ Chạy theo và cứu cha khỏi những hành động tiêu cực: “Hễ cha đi thì con đi theo”.
+ Khi gặp cha: “ôm cha khóc hồi lâu”
+ Khuyên nhủ và thuyết phục được cha nghe theo mình để được chăm sóc cha: “Đi theo đặng mà nuôi cha, chừng nào cha chết rồi thì con sẽ về”, “Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ”,...
- Là người con hết mực yêu thương cha, sẵn sàng gác hạnh phúc riêng tư để chăm sóc cho cha.
3. Kết bài:
Cảm nhận chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.