1. Ngôn ngữ báo chí
* Khái niệm
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
- Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiêu phẩm…
- Báo chí tồn tại ở hai dạng:
+ Dạng viết (báo viết)
+ Dạng nói (đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh và truyền hình)
+ Ngoài ra còn các loại báo hình, kèm theo lời dẫn giải, thuyết minh.
2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
2.1 Các phương tiện diễn đạt
- Về từ vựng: Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, và có thể nói, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng.
- Về ngữ pháp: Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.
- Về các biện pháp tu từ: Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Trong báo nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết; ở báo viết chú ý đến khổ chữ, kiểu phối hợp màu sắc,…
2.2 Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
- Tính thông tin thời sự: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Ngôn ngữ phải chính xác.
- Tính ngắn gọn: Văn báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu cho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo,…
- Tính sinh động, hấp dẫn: Muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.
3. Nhận biết
- Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)
- Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự.