Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Những điều ông Quán ghét (10 câu):
+ Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…
+ Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi.
+ Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ.
- Lẽ thương của ông Quán (14 câu):
+ Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…
+ Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời.
+ Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời.
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Đoạn trích thành công khi sử dụng cặp từ ghét-thương:
- Cặp từ này được lặp lại 12 lần, sắp sóng đôi, đăng đối linh hoạt.
- Phép lặp cũng được vận dụng linh hoạt từ hai từ ghét- thương đã giúp biểu hiện nổi bật, phân minh tình cảm của tác giả.
- Thương và ghét rành rọt, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung.
=> Tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt.
Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít trong tâm hồn nhà thơ:
- Tác giả xót xa trước cảnh lầm than, khổ cực của nhân dân và những con người tài hoa bị vùi dập.
- Căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào cảnh ngộ éo le.
- Tình cảm yêu - ghét đan xen, nối tiếp nhau.
⇒ Đoạn thơ mang tính triết lý đạo đức mà không khô khan, cứng nhắc, ngược lại rất trữ tình, dạt dào cảm xúc.