1. Khái niệm so sánh:
- So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
- Có 2 kiểu so sánh: Tương đồng (chỉ ra những nét giống nhau) và tương phản (chỉ ra những nét khác nhau).
2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
a. Mục đích:
Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác
So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
b. Yêu cầu:
- So sánh các đối tượng có liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định.
- Chỉ ra điểm giống, điểm khác (tương đòng, tương phản).
- Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc.
3. Cách so sánh:
a. Các cách so sánh:
- So sánh tương đồng, so sánh tương phản.
- So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng.
b. Trình tự so sánh:
- Xác định nội dung, đối tượng và mục đích so sánh.
- Tìm: + Điểm tương đồng (giống) => nét chung.
+ Điểm tương phản (khác) => nét riêng.
Căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.
- Làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng.