Soạn Ôn tập phần Làm văn siêu ngắn

I – NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Học kì 1:

- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

- Thao tác lập luận phân tích

- Luyện tập thao tác lập luận phân tích

- Thao tác lập luận so sánh

- Luyện tập thao tác lập luận so sánh

- Luyện tập vận dụng c kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Bản tin

- Luyện tập viết bản tin

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Học kì 2:

- Thao tác lập luận bác bỏ

- Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

- Tiểu sử tóm tắt

- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

- Thao tác lập luận bình luận

- Luyện tập thao tác lập luận bình luận

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

- Tóm tắt văn bản nghị luận

- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

- Ôn tập phần làm văn

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Soạn Ôn tập phần Làm văn siêu ngắn - ảnh 1

Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

* Yêu cầu:

- Đọc kĩ văn bản gốc .

- Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết  phù hợp với mục đích tóm tắt.

- Đọc kĩ từng đoạn trong phần triển khai để nắm được các luận điểm  và luận cứ  làm sáng tỏ mục đích của văn bản.

- Tìm cách diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc nội dung tóm tắt. Văn bản tóm tắt càn phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc .

* Cách thức tóm tắt văn bản nghị luận:

- Bước 1:Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt, ghi lại những câu thể hiện tư tưởng chủ yếu của văn bản, nắm bắt đúng nội dung cơ bản của văn bản.

- Bước 2: Lược bỏ những yếu tố diễn giải không quan trọng.

- Bước 3: Lập một dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt.

- Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc.

Câu 4 (trang 124 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

* Yêu cầu :

- Thông tin chân thực, chính xác (có mốc thời gian, số liệu cụ thể), tiêu biểu

- Ngắn gọn

- Văn phong cô đọng, trong sáng, không sử dụng các phép tu từ.

* Cách viết tiểu sử tóm tắt :

- Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, trình độ học vấn…)

-  Hoạt động xã hội của người được viết tiểu sử: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người…

-  Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu: chính trị, xã hôi, nghệ thuật.

-  Đánh giá chung

II – LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Trong văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận:

- Thao tác lập luận bác bỏ:

   Bác bỏ cách hiểu đơn giản hoặc nông cạn, hời hợt về luân lí xã hội:

+ Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được nên không cần cắt nghĩa

+ Học thuyết của Nho gia bị hiểu sai lệch

- Thao tác lập luận phân tích

   Phân tích những luận điểm thông qua các luận cứ để làm rõ nội dung cảu tác phẩm.

- Thao tác lập luận bình luận: Thông qua những đánh giá, nhận xét của tác giả trong văn bản.

- Thao tác lập luận so sánh:  luân lí xã hội nước ta với quốc gia luân lí ở phương Tây nhằm nêu rõ

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Phân tích: Cơ sở để xuất hiện câu “thất bại là mẹ thành công" :

+ Trải qua thất bại để biết rút ra bài học kinh nghiệm

+ Cách rèn luyện bản lĩnh, ý chí của con người

+ Dẫn tới thành công bằng việc nảy sinh ra những ý tưởng mới.

- Chứng minh: tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng các dc cụ thể trong hiện thực.

- Bác bỏ:

+ Sợ thất bại nên không dám làm gì

+ Bi quan chán nản khi gặp thất bại

+ Không biết rút ra bài học

Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn trích:

- Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm hoi, thực ra không thể có.

-Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “…chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”

=> Từ đó cho thấy tầm quan trọng những đức tính tốt đẹp, những thiên lương trong sáng của con người.