Soạn Một số thể loại văn học: Thơ, truyện siêu ngắn

Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Loại là phương thức tồn tại chung còn thể là sự hiện thực hóa của loại.

- Các tác phẩm văn học được phân làm ba loại chính, trong loại lại có nhiều thể:

    + Trữ tình (thơ ca, khúc ngâm…)

    + Tự sự (truyện, kí, tiểu thuyết…)

    + Kịch (bi kịch, hài kịch, chính kịch…).

Câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Đặc trưng của thơ:

    + Cốt lõi của thơ là trữ tình, thơ luôn biểu hiện tâm hồn, tình cảm bên trong.

    + Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu.

- Các kiểu loại thơ:

    + Theo nội dung biểu hiện có: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.

    + Theo cách tổ chức có: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.

- Yêu cầu về đọc thơ:

    + Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, xuất xứ…

    + Đọc kĩ văn bản, cảm nhận ý thơ, thấu hiểu hình tượng và tâm trạng của cái tôi trữ tình; khai thác yếu tố ngữ âm: vần, thanh, nhịp; phân tích từ ngữ then chốt, hình ảnh tiêu biểu, các tín hiệu nghệ thuật.

    + Lí giải, đánh giá nội dung, nghệ thuật và đóng góp của bài thơ.

Câu 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Đặc trưng của truyện: phản ánh đời sống trong tính khách quan qua các số phận, cuộc đời nhân vật từ đó phản ánh tư tưởng chủ đề.

- Các kiểu loại truyện:

    + Truyện dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn)

    + Truyện trung đại (truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm)

    + Truyện hiện đại (truyền ngắn/dài/vừa, tiểu thuyết).

- Yêu cầu về đọc truyện:

    + Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

    + Đọc kĩ văn bản, tóm tắt truyện.

    + Phân tích diễn biến cốt truyện, chú ý các sự kiện quan trọng, các chi tiết đặc sắc cùng nghệ thuật tự sự (ngôi kể, kết cấu, thủ pháp, giọng điệu).

    + Phân tích các nhân vật: lai lịch, hành động, lời nói, tính cách, nội tâm.

    + Lí giải, đánh giá nội dung, nghệ thuật và đóng góp của truyện.