1. Tiểu sử
- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội.
- Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó và sớm mồ côi cha, nên ông phải thôi học sớm.
- Sau khi tốt nghiệp tiểu học, ông phải đi làm kiếm sống, nhưng chẳng bao lâu thì mất việc.
- Từ đó, ông sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, viết văn, chuyên nghiệp.
- Khoảng năm 1937 – 1938, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhưng không có điều kiện để chạy chữa. Ông mất tại Hà Nội.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
Ông để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, ở nhiều thể loại:
- Kịch:
+ Không một tiếng vang (1931)
+ Tài tử (1934)
+ Chín đầu một lúc (1934)
+ Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
+ Hội nghị đùa nhả (1938)
+ Phân bua (1939)
+ Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày 3 tháng 2 năm 1940)
- Phóng sự:
+ Đời cạo giấy (1932)
+ Cạm bẫy người (1933)
+ Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
+ Hải Phòng 1934 (1934)
+ Dân biểu và dân biểu (1936)
+ Cơm thầy cơm cô (1936)
+ Vẽ nhọ bôi hề (1936)
+ Lục sì (1937)
+ Một huyện ăn Tết (1938)
- Tiểu thuyết:
+ Dứt tình (1934)
+ Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
+ Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
+ Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
+ Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương
+ Lấy nhau vì tình (1937)
+ Trúng số độc đắc (1938)
+ Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới)
+ Người tù được tha (Di cảo)
b. Phong cách nghệ thuật
- Văn chương Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu”.
- Ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.