1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Đình Chiểu: là một người chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời.
- Giới thiệu chung về hoàn cảnh ra đời bài thơ "Chạy giặc".
2. Thân bài:
a. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược (6 câu đầu)
a.1. Hai câu đề
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay”
- Giặc đến:
+ Thời điểm: tan chợ => nơi đông đúc, thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quây quần.
+ Âm thanh: súng Tây => lần đầu tiên xuất hiện trong văn học => gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt.
=> Sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người trước âm thanh ghê rợn, gây tàn sát trong thời điểm không ngờ tới.
- Đất nước: bàn cơ thế/phút/sa tay
=> Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động
=> Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy ngập.
a.2. Hai câu thực
- “Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay” => sự tan nát, tán loạn, hãi hùng
- “Lũ trẻ”, “đàn chim” => hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân
- Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh: bỏ nhà, mất ổ => tạo nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân làng
=> Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân
a.3. Hai câu luận
“Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”
- Các địa danh nổi tiếng Bến Nghé cửa tiền => tan bọt nước; Đồng Nai tranh ngói
=> nhuốm màu mây.
=> Cảnh trù phú, sầm uất, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang khi giặc đến.
Như vậy, sáu câu thơ với hình ảnh chân thực, tiêu biểu đã vẽ lại toàn cảnh quê hương khi giặc đến. Một cuộc sống an bình không còn, thay vào đó là sự tan hoang, đau thương.
b. Tâm trạng, thái độ của tác giả (hai câu cuối)
- Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua câu hỏi tu từ:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Lỡ để dân đen mắc nạn này
=> Tái hiện hiện thực: quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình không có một biểu hiện động thái nào => Từ đó bộc lộ tâm trạng phẫn uất, thất vọng đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước
=> Đó là lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.
=> Tấm lòng yêu nước sâu sắc của cụ đồ Chiểu.
3. Kết bài:
Cảm nhận chung về giá trị tư tưởng, nội dung, nghệ thuật của bài thơ.