1. Tiểu sử, cuộc đời
- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình)
- Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. Cha mất sớm, ông sống với mẹ ở Quy Nhơn.
- Ông tốt nghiệp trường trung học tại Huế, sau đó làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo
- Năm 24, Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong, ông về Quy Nhơn chữa bệnh
- Năm 1940, ông mất tại trại phong Quy Hòa
=> Cuộc đời nhiều đau thương
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính:
- Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ Mới. Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,…
- Tác phẩm chính:
+ Gái quê (1936)
+ Thơ điên (1938)
+ Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ – 1939)
+ Quần tiên hội (kịch thơ)
+ Chơi giữa mùa trăng (thơ – văn xuôi 1940)
b. Phong cách sáng tác:
- Hàn Mặc Tử bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác thơ mới lãng mạn. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
- Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn, dường như một cuộc vật lộn giằng xé giữ giội giữa linh hồn và xác thịt. Linh hồn muốn thoát ra khỏi xác phàm để bay tới cõi siêu nhiên, sáng láng, thơm tho, tinh khiết, nhưng thực ra vẫn gắn bó với cuộc đời, với con người mà ông tha thiết yêu thương bằng một tình yêu trần thế.
- Thế giới thơ Hàn Mặc Tử thường được chia làm hai phần đối lập nhau:
+ Những vần thơ điên loạn, ma quái với hai hình tượng chính là hồn và trăng
+ Những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo với những hình ảnh trong sáng, đẹp lạ thường
Ví dụ: Mùa xuân chín