Câu 1
Giả định cần phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về việc giảng dạy và học tập môn Ngữ Văn THPT.
a. Chuẩn bị:
- Xác định chủ đề:
+ Chương trình và SGK hiện hành (hoặc định hướng về chương trình và SGK mới).
+ Việc giảng dạy của thầy cô giáo (phương pháp, hiệu quả,…).
+ Việc học tập của các bạn học sinh (phương pháp, hiệu quả,…).
+ Phương pháp kiểm tra, thi cử.
- Xác định mục đích:
+ Nắm bắt thực trạng việc dạy và học môn Ngữ Văn THPT.
+ Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ Văn.
- Xác định đối tượng trả lời:
+ Phỏng vấn cả GV hay chỉ phỏng vấn HS.
+ Phỏng vấn một người hay nhiều người.
+ Nắm bắt trình độ, hoàn cảnh sống, hoàn cảnh học tập của người trả lời.
- Xác định hệ thống câu hỏi sao cho đảm bảo:
+ Bám sát chủ đề.
+ Các câu hỏi tạo thành hệ thống hợp lí, chặt chẽ, mạch lạc.
+ Các câu hỏi đều giúp khai thác nhiều thông tin phục vụ cho mục đích và đảm bảo rõ ràng, lịch sự, tôn trọng người được phỏng vấn.
b. Thực hiện:
- Người phỏng vấn:
+ Có cách dẫn dắt cuộc trò chuyện sao cho tự nhiên, đúng hướng, khơi gợi được nhiệt tình và hứng thú của người trả lời.
+ Khéo léo ứng xử và xử lí khi người trả lời xa rời chủ đề, mục đích của cuộc phỏng vấn.
+ Thái độ cần lịch thiệp, khiêm tốn, nhã nhặn, tôn trọng.
- Người trả lời phỏng vấn:
+ Thái độ thẳng thắn nhưng vẫn khiêm tốn, nhã nhặn, tôn trọng, thiện chí.
+ Tập trung trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.
+ Có thể tìm cách trả lời sao cho thú vị, hấp dẫn, sâu sắc.
Câu 2
Biên tập và chỉnh sửa bản phỏng vấn đã tiến hành ở BT1 và kiểm tra xem bản ghi chép đã đạt yêu cầu trung thực, rõ ràng, sinh động hay chưa. (HS tự làm trên cơ sở bản phỏng vấn của nhóm trên lớp).
Câu 3
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về đề tài: Hỏi chuyện một người bạn từ một vùng quê hoặc từ một quốc gia khác đến.
- Các đề tài có thể khai thác: gia đình, quê hương, sở thích, ấn tượng về vùng đất của mình, kỉ niệm sâu sắc nhất ở vùng đất mới…
- Thái độ của người hỏi và người trả lời cần lịch sự, nhã nhặn, gần gũi, thân mật…